BÀN LUẬN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột khoai mì bằng quá trình lọc sinh học hiếu khí (Trang 79 - 81)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

5.4.BÀN LUẬN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Với tải trọng 0.7 KgCOD/ngày.đêm và 1.4 KgCOD/m3.ngày.đêm, hiệu quả xử lý COD tương ứng là 80.5% và 82.5%. Ở các giai đoạn này, màng vi sinh vật còn mỏng và chưa bao phủ hết bề mặt rắn, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau trong cùng điều kiện, sự phát triển giống như trong quá trình sinh trưởng lơ lửng.

Với tải trọng 2.1 KgCOD/m3.ngày.đêm, hiệu quả xử lý COD tăng lên mức cao

nhất, đạt ổn định ở 84.4%. Khi vận hành ở tải trọng này, lớp màng vi sinh vật đã dày lên rất nhiều so với trước, hàm lượng chất lơ lửng đầu ra cũng tăng nhiều so với đầu vào, từ 200 tăng lên 235mg/l. Điều này chứng tỏ một số màng vi sinh vật bị ảnh hưởng của sự hô hấp nội bào ở lớp bên trong, làm mất khả năng bám dính vào giá thể nên bị bong ra và trôi theo dòng nước ra khỏi mô hình.

Ở tải trọng 2.8 KgCOD/m3.ngày.đêm, hiệu quả xử lý COD bắt đầu giảm, chỉ còn đạt giá trị ổn định là 80%. Ở tải trọng 4.2 KgCOD/m3.ngày.đêm, hiệu quả xử lý COD

bắt đầu giảm xuống mức thấp hơn là 71.5%. Trong bể có hiện tượng trào bọt màu trắng chứng tỏ hệ thống đã hoạt động đến mức quá tải. Sự giảm hiệu quả xử lý ở hai tải cuối này chứng tỏ tải trọng 2.1 KgCOD/m3.ngày.đêm đã là tải trọng tối ưu.

Quá trình thí nghiệm kết thúc. Nếu tiếp tục tăng tải trọng thì hiệu quả xử lý sẽ tiếp tục giảm.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành ở các tải trọng khác nhau, ở thành trong của mô hình ta đều quan sát thấy một vài vị trí có màu đen sẫm, đây chính là các vùng thiếu khí của màng lọc sinh học. pH đầu ra tương đối ổn định trong khoảng 6.52 – 7.16.

Chương 6

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột khoai mì bằng quá trình lọc sinh học hiếu khí (Trang 79 - 81)