Hàm lượng Zn trung bình biến động từ 66,13 - 241,13 mg.kg-1, và hiện diện với hàm lượng cao trong trầm tích ở các sông rạch thuộc nội ô thành phố Cà Mau, nhưng lại thấp hơn tại các vùng cửa sông, bãi bồi và vùng ven biển có rừng mắm, rừng đước (Bảng 8).
Vào mùa mưa, hàm lượng kẽm trong trầm tích không có sự khác biệt ở kênh Phụng Hiệp, kênh Tắc Vân, sông Gành Hào, cửa Bảy Háp, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với các điểm tại vùng bãi bồi, ven biển, và tại các điểm này hàm lượng Zn tương đối thấp hơn so với các vùng khác dao động trong khoảng 66,13 – 73,07 mg.kg-1. Hàm lượng Zn vào mùa nắng (116,13 – 241,13 mg.kg-1) có sự dao động lớn so với mùa mưa (66,13 – 102,4 mg.kg-1). Đặc biệt trầm tích tại kênh Phụng Hiệp, Tắc Vân có hàm lượng Zn đạt giá trị cao nhất 228,13, 241,13mg.kg-1 tương ứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các điểm còn lại. Vùng cửa sông và
không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các điểm bãi bồi và rừng mắm, rừng đước. Nghiên cứu Nga et al. (2005) cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong rừng ngập mặn thường cao, và khả năng hấp thụ kim loại tăng hơn so với các vùng khác (Martin & Kaplan, 1998 trích trong Rodríguez et al., 2006). Mặt khác theo Doyle và Otte (1997) trích trong Reboreda et al. (2007) trầm tích ngập mặn trong những khu vực có thực vật chứa hàm lượng kim loại cao hơn trầm tích ngập mặn trong những khu vực không có thực vật. Với kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hàm lượng kẽm trong khu vực rừng mắm và rừng đước cao hơn có ý nghĩa so với bãi bồi có thể hàm lượng chất hữu cơ trong đất rừng (4,5%) cao hơn đất bãi bồi (3,3%) nên sự tích tụ Zn cao hơn. Một đặc trưng của các sông rạch nội ô trong TP. Cà Mau là các chất thải sinh họat của cộng đồng cư dân hầu như được thải trực tiếp xuốngsông rạch. Do đó có thể tại các điểm kênh Phụng Hiệp, Tắc Vân, sông Gành Hào thường xuyên tiếp nhận lượng chất thải trực tiếp từ các hoạt động giao thông thủy, nông nghiệp, sinh hoạt và từ các cơ sở sản xuất tôm giống đã góp phần làm gia tăng hàm lượng Zn trong trầm tích, sông rạch trong nội ô TP. Cà Mau.
Bảng 8: Hàm lượng trung bình Zn (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng tại sông rạch thành phố Cà Mau và vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau
Điểm thu Mùa nắng Mùa mưa Kênh Phụng Hiệp 228,13 a 93,47 ab
Kênh Tắc Vân 241,13 a 88,93 abc Sông Gành Hào 191,97 b 102,4 a Cửa Gành Hào 141,47 cd 66,27 c Cửa Bảy Háp 178,3 bc 82,03 abc Bãi bồi 116,13 d 66,13 c Rừng mắm 146,93 cd 69,97 bc Rừng đước 170,13 bc 73,07 bc
Các giá trị trung bình trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan.
Kết quả hình 10 cho thấy hàm lượng Zn khác biệt có ý nghĩa thống kê theo mùa, vào mùa nắng thì hàm lượng Zn cao hơn so với mùa mưa tại tất cả các điểm thu mẫu, điều này cho thấy rằng chất thải đô thị từ nội ô thành phố Cà Mau có thể là nguyên nhân gây gia tăng hàm lượng kẽm. Mặc khác theo Morillo et al. (2004) trong số các kim loại (Cu, Zn, Cd, Pb, Fe, Ni, Cr, Mn) Zn là nguyên tố có tính dễ di động nhất và dễ dàng phóng thích từ trầm tích sang môi trường nước khi điều kiện môi trường thay đổi. Cà Mau là một trong các tỉnh ven biển chịu sự xâm nhập mặn vào mùa nắng và thường vào mùa mưa thì độ mặn có xu hướng giảm
(Nguyen, 1998 trích trong Cenci và Martin, 2004). Hàm lượng kẽm trong trầm tích tại tất cả các điểm thu mẫu trong mùa mưa thấp hơn mùa nắng nhưng nồng độ kẽm trong nước tại các điểm tương ứng tăng cao. Điều này cho thấy rằng có thể Zn trong trầm tích phóng thích vào nước, là nguyên nhân làm giảm hàm lượng Zn trong trầm tích ở mùa mưa so với mùa nắng khi độ mặn thay đổi. Hàm lượng Zn trung bình 157,67 mg.kg-1 tại các sông rạch thường cao hơn có ý nghĩa so với các vùng cửa sông 117,017 mg.kg-1, bãi bồi 91,13 mg.kg-1 và vùng ven biển có rừng mắm và đước 115,1 mg.kg-1.
Hình 10: So sánh hàm lượng trung bình Zn (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng
(Ghi chú: Các cột trong cùng một điểm thu mẫu có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%)
Kết quả từ bảng 9 cho thấy hàm lượng kẽm trong trầm tích ở sông rạch mặc dù cao so với cửa sông và vùng ven biển nhưng vẫn còn thấp hơn trong trầm tích các sông rạch tại thành phố HCM đạt giá trị khoảng 442,3 mg.kg-1 (Phuong et al., 1998), riêng tại các vùng cửa sông huyện Ngọc Hiển và vùng ven biển có rừng thì hàm lượng Zn tương đối cao nhưng vẫn nằm trong khoảng phát hiện của kết quả nghiên cứu tại các cửa sông và vùng ven biển rừng ngập mặn của một số quốc gia trên thế giới.
Theo Giesy & Hoke (1990) trích trong Cenci & Martin (2004) hàm lượng Zn trong trầm tích tự nhiên tại các sông trung bình < 90 mg.kg-1 thì chưa có dấu hiệu ô nhiễm, nhưng từ 90-200 mg.kg-1 thì mức độ ô nhiễm nhẹ, với kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hàm lượng Zn trong trầm tích và trong đất tại các điểm khảo sát
vào mùa mưa không bị ô nhiễm (trừ hai điểm kênh Phụng Hiệp và sông Gành Hào), riêng vào mùa nắng thì nhìn chung tất cả các điểm đều bị ô nhiễm nhẹ. Khác với As tương quan nghịch với tất cả các kim loại được nghiên cứu còn lại, Zn có mối tương quan thuận với Pb và EC (hệ số r tương ứng 0,568**, 0,551**). Điều này cho thấy rằng Zn có thểđến chung từ một nguồn với Pb.
Bảng 9: Hàm lượng trung bình Zn (mg.kg-1) tại vùng nghiên cứu và trong trầm tích một số sông, RNM và vùng ven biển trên thế giới
Địa điểm Zn (mg.kg-1) Nguồn
Sông rạch nội ô thành phố Cà Mau 157,67 Nghiên cứu hiện tại Cửa sông huyện Ngọc Hiển 117,017 Nghiên cứu hiện tại
Bãi bồi 91,13 Nghiên cứu hiện tại
Rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển 115,1 Nghiên cứu hiện tại RNM Buloh, Khatib Bongsu, Singapore 51,24-120,2 Dang et al., 2005 RNM vịnh Yingluo, Trung Quốc 46,6 Zheng et al., 1997
RNM cửa sông Shenzhen, Trung Quốc 114 Zheng và Lin 1996 trích trong Zheng et al., 1997
RNM Sai Keng, Hồng Kông 17-147 Tam và Wong, 1995
Trầm tích cửa sông vịnh Moreton, Úc 15-118 Preda & Cox, 2002
Sông, kênh TPHCM, Việt nam 442,3 Phuong et al., 1998
Không bị ô nhiễm < 90 Giesy & Hoke, 1990 trích trong Cenci
& Martin, 2004
Ô nhiễm nhẹ 90-200 Giesy & Hoke, 1990 trích trong Cenci
& Martin, 2004