CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa có khả năng chịu mặn của việt nam bằng chỉ thị ssr (Trang 56 - 58)

Như vậy, trong tổng số 38 giống lúa chịu mặn nghiên cứu có 10 giống lúa được nhận dạng chính xác bởi 10 cặp mồi Giống Nếp mặn có thể nhận dạng

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Tập đoàn lúa chịu mặn bản địa của Việt Nam rất đa dạng về các thành phần allele. Phân tích 30 cặp mồi SSR trên 38 giống lúa chịu mặn thu được tổng số 1128 băng ADN, thuộc 156 loại allele khác nhau, trung bình 5,2 allele/cặp mồi. Hệ số PIC dao động từ 0,145 đến 0,842, trung bình 0,661. Các giống lúa chịu mặn có độ thuần di truyền khác nhau, tỉ lệ dị hợp của các mẫu nghiên cứu dao động từ 0% đến 10% (trung bình là 1,50%).

Các giống lúa chịu mặn nghiên cứu có độ đa dạng di truyền rất cao, hệ số tương đồng di truyền giữa các giống dao động trong khoảng từ 0,02 đến 0,83. Mức độ đa dạng di truyền của các giống ở các địa phương khác nhau của 3 vùng miền khác nhau rất rõ rệt. Các giống lúa chịu mặn ở cùng một vùng miền có hệ số tương đồng di truyền lớn và được phân bố ở cùng một nhóm. Tập đoàn 38 giống lúa chịu mặn nghiên cứu được chia thành 3 nhóm lớn: Nhóm I có 12 giống, trong đó 11 giống có nguồn gốc từ miền Trung, 1 giống ở miền Bắc (Chiêm đá). Nhóm II có 5 giống bao gồm 2 giống thuộc miền Trung và 3 giống thuộc miền Bắc. Nhóm III có 21 giống lúa đều có nguồn gốc từ miền Nam. Kết quả này rất có ý nghĩa để phân loại, xác định các nhóm ưu thế lai, chọn lọc các nguồn gen và lai tạo giống.

Trong số 30 cặp mồi SSR nghiên cứu có 10 cặp mồi xác định được 14 allele hiếm (trung bình 0,47 allele hiếm trên mỗi locus). Cặp mồi RM340 xác định được 3 allele hiếm nhận dạng được các giống Nếp mặn, Nếp trứng và Lúa ngoi. Cặp mồi RM30 xác định được 2 allele hiếm ở giống Nếp mặn và Tẻ chăm. Cặp mồi RM17 xác định được 2 allele hiếm ở giống Lúa sỏi và Ba túc. Các cặp mồi RM13, RM153, RM174, RM 224, RM 264, RM318 và RM 341 xác định được 1 allele hiếm trên mỗi locus nhận dạng được các giống Nếp Quảng Ngãi, Lúa sỏi, Quảng Trắng, Tẻ chăm, Nếp mặn, OM5166 và OM 5981. Các kết quả thu được rất hữu ích trong việc nhận dạng chính xác các nguồn gen phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả trong các chương trình chọn tạo giống lúa chịu mặn của Việt Nam.

Luận văn thạc sỹ Bùi Văn Hiệu

2. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn lúa chịu mặn ở mức hình thái nông học kết hợp với chỉ thị SSR nhằm xác định các marker liên kết với tính trạng chống chịu mặn để phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa chịu mặn.

Tiếp tục nghiên xác định các allele đặc trưng, allele hiếm để nhận dạng chính xác các nguồn gen ưu tú phục vụ nghiên cứu lai tạo giống và định hướng cho công tác thu thập bảo tồn đa dạng nguồn gen lúa chịu mặn ở mức phân tử.

Luận văn thạc sỹ Bùi Văn Hiệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa có khả năng chịu mặn của việt nam bằng chỉ thị ssr (Trang 56 - 58)