Kết luận ch−ơng

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy phê phán của học sinh trung học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình và bất phương trình (Trang 26 - 27)

Mục đích và nội dung chính của ch−ơng này là trình bày mục đích, nội dung và những kết quả chủ yếu của các đợt TNSP. TNSP nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận án qua thực tiễn dạy học và kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất. TNSP đã đ−ợc tiến hành hai đợt tại bốn tr−ờng THPT ở các địa bàn khác nhau: Hà Nội, Nam Định và Bắc Ninh.

Việc phân tích định l−ợng, định tính các kết quả của đợt TN đã cho thấy: những biện pháp s− phạm mà chúng tôi sử dụng trong dạy học phần BPT của ch−ơng Bất đẳng thức, BPT trong Đại số 10 và ch−ơng PTLG lớp 11 đã góp phần rèn luyện TDPP cho HS, đã giúp các em hiểu kiến thức một cách sâu sắc

hơn. Qua đợt TN, TDPP của các em đ−ợc thể hiện rõ nét hơn: các em mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày quan điểm của mình, có thói quen đặt câu hỏi và lắng nghe ý kiến của thầy, của bạn; có ý thức và thói quen đánh giá giải pháp khác; lập luận chặt chẽ và có căn cứ hơn. Việc phân tích kết quả TN đã cho thấy: các biện pháp s− phạm đề xuất là khả thi và có hiệu quả, thực hiện các biện pháp đó sẽ góp phần rèn luyện TDPP của HS.

Kết luận

Tr−ớc những yêu cầu của thời đại, việc nghiên cứu để rèn luyện TDPP của HS là rất cần thiết. Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận về t− duy, các khái niệm và quan niệm của nhiều tác giả trong và ngoài n−ớc về TDPP, luận án đã đ−a ra 7 dấu hiệu của năng lực TDPP nói chung và cụ thể thành 7 dấu hiệu của năng lực TDPP trong môn Toán. Đây chính là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp rèn luyện TDPP.

Luận án đã khảo sát mức độ hiểu về TDPP của GV Toán ở THPT; thực

trạng TDPP và việc rèn luyện TDPP của HS THPT qua dạy học môn Toán; sự

cần thiết phải rèn luyện TDPP cho HS THPT. Đó là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để đề xuất các biện pháp rèn luyện TDPP. Các cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu những đặc điểm cần có của ng−ời học ở thế kỉ XXI chính là cơ sở để đề ra bốn định h−ớng cho các biện pháp rèn luyện TDPP. Bảy biện pháp rèn luyện TDPP của HS qua dạy học chủ đề PT, BPT đã đ−ợc đề xuất, mỗi biện pháp đó trình bày rõ cơ sở và cách thức thực hiện kèm theo các ví dụ minh hoạ.

Kết quả TNSP cho thấy: kết quả kiểm tra của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC, lời giải của HS lớp TN đ−ợc trình bày chặt chẽ hơn, có cơ sở rõ ràng hơn. Điều quan trọng hơn mà học sinh các lớp TN có đ−ợc chính là các em đã TDPP trong các giờ học, các em tự tin và đ−ợc trao đổi nhiều hơn, biết đặt ra câu hỏi để hỏi thầy, hỏi bạn, lập luận có căn cứ hơn và biết đánh giá các giải pháp. Kết quả phiếu hỏi cho thấy HS các lớp TN thể hiện TDPP tốt hơn các lớp ĐC.

Những kết quả đó b−ớc đầu khẳng định đ−ợc tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất, khẳng định giả thuyết khoa học của luận án là chấp nhận đ−ợc.

Nh− vậy, những đóng góp của luận án có thể tóm tắt nh− sau:

Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lí luận về TDPP và rèn luyện TDPP của HS THPT trong quá trình dạy học chủ đề PT, BPT.

Về mặt thực tiễn: Đề xuất bảy biện pháp rèn luyện TDPP của HS THPT qua dạy học chủ đề PT, BPT nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, rèn luyện TDPP và làm vững chắc thêm kiến thức cho HS THPT.

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy phê phán của học sinh trung học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình và bất phương trình (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)