Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 docx (Trang 26 - 72)

II. Công tác quản lý hoạt động du lịch

7. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch được quan tâm thực hiện với những hoạt động như sau:

+ Huy động các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện chương trình tuyên truyền về du lịch, giới thiệu du lịch Thủ đô, tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng dân cư giữ gìn phong tục truyền thống của người Hà Nội.

+ Tổ chức 4 trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ đón khách du lịch, điểm du lịch quan trọng như sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, tuyến đi bộ tại khu phố cổ; đầu tư khoảng 200 kiốt du lịch tại các khách sạn, nhà ga, các điểm di tích lịch sử, danh thắng, trung tâm công cộng với ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt để cung cấp thông tin cho khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội.

+ Thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn và chương trình hợp tác tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội.

Ngành Du lịch đã tổ chức thành công nhiều sự kiện như: Hội nghị lần thứ 7 của Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á¸ (CPTA) trong khuôn khổ Mạng lưới các Thành phố lớn Châu Á Thế kỷ 21 (ANMC21) do Hà Nội đăng cai là nước chủ nhà vào tháng 10/2008. Tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2009) và Hội chợ du lịch Travex tại Hà Nội từ ngày 10 -12/01/2009.

Tổ chức thành công năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội với 2 sự kiện lớn là: Liên hoan Du lịch Quốc tế Thăng Long - Hà Nội 2010 (thu hút được sự tham gia của gần 200 tổ chức - doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 319 gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài nước) và Liên hoan ẩm thực Hà Thành - đã quy tụ được nét đặc sắc của văn hoá - ẩm thực ở 14 địa phương đại diện cho các vùng miền trong cả nước như: Hà Nội, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận; Tiền Giang... trình diễn 500 món ăn của Việt Nam và quốc tế (trong đó Hà Nội có hơn 300 món đặc trưng).

Các hoạt động hợp tác quốc tế:

+ Phối hợp với các thành phố thành viên trong mạng lưới các thành phố Châu Á thế kỷ 21 (ANMC21) và CPTA hỗ trợ Hà Nội trong việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch và chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2010.

+ Phối hợp triển khai có hiệu quả bước đầu hoạt động du lịch trong chương trình hợp tác Hành lang Kinh tế Đông Tây giữa UBND Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Tuy nhiên, công tác quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp, hình thức nội dung còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách; hệ thống thông tin quảng cáo tại Thủ đô chưa được phát huy tác dụng để quảng bá du lịch; nhiều sự kiện văn hoá, ngoại giao, kinh tế, thể thao được tổ chức tại Hà Nội chưa được kết hợp phát huy tác dụng thành những sự kiện du lịch để quảng bá thu hút du khách trong nước và quốc tế; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành văn hoá thông tin và các ngành liên quan với du lịch trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá thông tin.

8. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo để hoàn thiện, đổi mới từng bước, cụ thể:

+ Thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các điểm du lịch, khu vực tập trung khách du lịch, bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách.

+ Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, hướng dẫn và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư du lịch trên địa bàn.

+ Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới.

II. Phân tích tiềm năng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội 1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn

1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Thủ đô Hà Nội tập trung những tiềm lực kinh tế chủ yếu của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao lưu của vùng, cả nước với quốc tế với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không phát triển, là cửa khẩu quốc tế quan trọng hàng đầu của đất nước; tập trung các cơ quan đầu não về kinh tế, chính trị, văn hoá; nơi diễn ra các hoạt động chính trị chủ yếu của đất nước.

1.2. Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

1.3. Khí hậu, thủy văn

1.3.1. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

1.3.2. Thủy văn

Là con sông chính của thành phố, Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... đây là những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.

Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn; Hồ Gươm lá phổi xanh nằm ở trung tâm của thành phố, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; và các hồ: Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, những hồ đầm khác được biết đến như Kim Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...

2. Tiềm năng du lịch gắn với đất

2.1. Vùng núi Ba Vì

Với diện tích khoảng 12.000ha bao gồm một vùng sinh thái hoàn chỉnh, cao từ 100m trở lên với các xã Ba Vì, Minh Quang, Tản Lĩnh và khu vườn Quốc gia Ba Vì. Núi Tản Viên, ngọn cao nhất 1.281m, giữa hơi thắt cổ bồng trên xòe như cái tán nên gọi là đỉnh Tản Viên. Trong sơn hệ Ba Vì còn có các thác nước lớn như Ao Vua ở phía bắc cao 25m, thác Hương phía đông bắc cao 20m. Các suối Ổi, suối Mít, suối Soạn, đặc biệt có Khoang Xanh với dòng suối Tiên dài gần 7km.

Địa hình gò đồi dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có dạng bát úp như đồi Vai cao 113m là quả đồi lớn nhất vùng, trấn mạn đông bắc; dãy đồi lượn sóng thuộc xã Xuân Sơn nối tiếp theo nhau như đàn rùa đang chạy tạo nên dãy đồi Đùm, truyền thuyết dân gian cho là Sơn Tinh gánh đất đắp thành lũy chống Thủy Tinh bị đứt quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy (Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt).

Đây là vùng bảo tồn thiên nhiên có nhiều hệ động thực vật quý hiếm, gồm 80 họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và quần thể phong lan quý hiếm. Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn hécta hệ cây trồng tạo nên vốn rừng quý. Hiện nay từ độ cao 600m trở lên là rừng tự nhiên nhiều tầng, trùng điệp đa dạng sắc thái. Ở độ cao 400m khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình cả năm hơn 20 độ C,

nhiều đình chùa nổi tiếng như Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiêu, chùa Mía có khu K9 lưu giữ nhiều dấu tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2.2. Vùng núi Nương Ngái-Hương Sơn

Đây là một nhánh của vùng núi từ Suối Rút, tỉnh Hòa Bình chạy ra đến Hòn Nẹ ở ngoài khơi huyện Kim Sơn-Ninh Bình, dài trên 120km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng trũng sông Đà, rìa đông là sông Tích và sông Đáy. Hai dãy Nương Ngái và Hương Sơn chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam trên 30km, làm ranh giới giữa hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nội (mới) ở địa phận huyện Mỹ Đức, bắt đầu từ Miếu Môn xuống xã Hợp Tiến. Đường 73 vào Chợ Bến đi qua giữa Nương Ngái và Hương Sơn.

Dãy Nương Ngái dựng đứng như một bức tượng thành, ruộng ăn sát vào tận chân núi. Vùng này được cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi với các đỉnh núi thường chỉ cao 100- 300m. Dãy Nương Ngái - còn có tên là dãy núi Rạng, có hai đỉnh cao 281m và 233m. Dãy Hương Sơn có đỉnh Thiên Trù cao 378m. Toàn thể hai dãy núi rộng khoảng 5.770ha. Tổng cộng có gần trăm hòn núi đá vôi, hình dáng kỳ quái như núi Trượng, núi Sư Tử, núi Hàm Long, núi Trống, núi Chiêng, núi Gà, núi Yên Ngựa... Nước mưa còn đào lòng đá vôi thành nhiều hang động hoặc ngang dọc, hoặc thẳng đứng như hang Dơi, hang Rắn, như các động đá Trượt, Linh Sơn, Bồng Lai, Tiên Cảnh, Ngọc Long. Hương Sơn có trên 15 động và chùa nổi tiếng...

Ngoài ra Hà Nội còn nhiều khu vực có các dãy núi phong cảnh đẹp có khả năng khai thác du lịch như khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan, Chùa Thày - núi Thày (Quốc Oai)...

2.3. Hệ thống hồ nước

Nội thành Hà Nội có rất nhiều hồ nước tạo nên một không gian bình yên với xanh trời, xanh nước. Mỗi hồ có vẻ đẹp và truyền thống lịch sử riêng biệt, làm nên một phần hồn vía Thăng Long ngàn tuổi. Những hồ nổi tiếng đã đi vào trong văn thơ như hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Giảng Võ... Hồ ở Hà Nội còn là những “lá phổi xanh”, cùng với vườn hoa và những hàng cây bên dường tạo cho không khí thành phố thêm trong lành, tươi mát và vẻ đẹp kiều diễm riêng.

+ Hồ Hoàn Kiếm: Nằm ở trung tâm thành phố nên đuợc ví như lẵng hoa giữa lòng

Hà Nội. Hồ có tên cũ là Lục Thuỷ, gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thế kỷ 15. Với hệ thống di sản văn hoá, lịch sử, kiến trúc đô thị và các công trình dịch vụ xung quanh, từ lâu Hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Thủ đô.

+ Hồ Tây-Đường Thanh Niên (đường Cổ Ngư): Đây là một quần thể có nhiều di

tích thắng cảnh đẹp ở phía Tây thành phố. Có đường Thanh Niên dài 992m, dải phân cách là một hàng cây xanh, hai bên đường là những hàng cây phượng, cây liễu, cây bằng lăng, một cây cầu tạo thành hai hồ nước, một bên là Hồ Tây bên kia là hồ Trúc Bạch. Hồ Tây ở phía Tây Bắc đường Thanh Niên, có diện tích khoảng 526ha, lớn nhất trong số hồ của Hà Nội. Con đường chạy quanh hồ dài 18,6km, đi qua các địa danh Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Bưởi, Thuỵ Khuê... và nhiều đền, chùa đẹp nổi tiếng như Trấn Quốc, Kim Liên, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ, đền Quán Thánh... Xung quanh khu vực Hồ Tây tập trung nhiều khách sạn lớn, cơ sở lưu trú, các dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Hồ Tây là trung tâm du lịch quan trọng ở Hà Nội.

+ Hồ Trúc Bạch: Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi đường Thanh Niên. Ven bờ hồ

Trúc Bạch còn có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc nghệ thuật. Góc phía Tây Nam hồ là đền Quán Thánh, phía Đông có chùa Châu Long, Đông Bắc là làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, góc phía Bắc hồ có một đảo nhỏ trên đảo là đền Thuỷ Trung Tiên.

Các hồ nước có giá trị thường nằm ở chân các vùng núi như Ba Vì, Mỹ Đức nên có lượng nước lớn. Trước kia chúng chủ yếu phục vụ cho mục đích tưới tiêu, khai thác thuỷ sản. Nay, do có phong cảnh đẹp, không gian thoáng đãng, vi khí hậu trong lành, cây cối xanh tươi nên có nhiều khả năng phát triển du lịch cuối tuần như bơi lội, tắm, bơi thuyền, câu cá, ngắm cảnh. Các hồ thuộc loại này ở ngoại thành Hà Nội có rất nhiều, một số được khai thác từ đã lâu cho du lịch nghỉ dưỡng như hồ Suối Hai, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô, hồ Văn Sơn, hồ Đồng Sương, hồ Đồng Quan...

+ Hồ Đồng Mô: Hồ Đồng Mô nằm trọn vẹn trong khu du lịch Đồng Mô thuộc địa

phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì, Hà Nội. Hồ Đồng Mô bao gồm một hồ chứa nước rộng khoảng 200 ha, nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác trên các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi tham quan lòng hồ, ngắm cảnh núi non hùng vỹ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ câu cá, ẩm thực theo phong cách dân tộc. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô có một sân golf nổi tiếng: Sân golf Đồng Mô - 36 lỗ nằm trên các đảo ở giữa hồ Đồng Mô, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây.

+ Hồ Quan Sơn: nằm chạy dài theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, trên các

xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức, lan một phần nhỏ sang huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Nam Tây Nam. Hồ rộng khoảng 850 ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá vôi. Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn của tỉnh Hà Tây cũ” (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

+ Hồ Suối Hai: là hồ nước ngọt nhân tạo nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa bàn

xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Công trình được xây dựng vào thập niên 50 của thế kỷ 20 (năm 1958 hoàn thành). Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước khoảng 10 km2, có lượng nước khoảng 50 triệu m3 được xây dựng với đa mục tiêu: thủy lợi (giải

Một phần của tài liệu Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 docx (Trang 26 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w