1 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Du lịch môi trường .doc (Trang 25 - 27)

Dưới đây xin nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Sau đó xây dựng các dự án khả thi và tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch. Cần phải có sự tham gia thực sự của các bên liên quan và cộng đồng địa phương trong suốt quá trình quy hoạch và thực hiện dự án. Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh sinh viên, người dân địa phương). Nội dung GDMT phải phù hợp với các đối tượng và dựa trên các vấn đề môi trường, nguồn lực, phong tục tập quán, lối sống, văn hóavà tình hình cụ thể của từng địa bàn. Các nội dung chủ yếu có thể là: Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của t ài nguy ên du lịch - đó là nơi bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, những kho dự trữ thiên nhiên quý giá, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, nơi nghiên cứu khoa học và thăm quan du lịch, điều hoà dòng chảy, hạn chế lũ lụt. . . ; Giáo dục về một số kỹ năng bảo vệ môi trường như phòng chống cháy rừng, bảo vệ các loài thú quý hiếm. . . ; Giáo dục về đạo đức môi trường và cách ứng xử thân thiện với môi trường.

Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện đối với mỗi đối tượng phải rất linh hoạt và đa dạng: đối với đối tượng là người dân địa phương: Phải chọn các phương pháp giáo dục, truyền thông hướng tới cộng đồng, bao gồm: Phương tiện thông tin đại chúng ( đài phát thanh, truyền thanh, báo tường, bảng tin nơi công cộng, thi viết, thơ, nghệ thuật về một số vấn đề môi trường. . . ); thuyết trình có thiết bị nghe nhìn ( đèn chiếu, phim và video); giao tiếp giữa mọi người, thảo luận tổ dân phố, biểu diễn ca nhạc, múa rối, kịch, kể chuyện. . . ;sinh hoạt câu lạc bộ với các tên hấp dẫn ( Câu lạc bộ Bảo tồn, Sao la, Hổ. . . ); tổ chức tuyên truyền giáo dục môi trường nhân dịp các sự kiện đặc biệt như: lễ hội, phong trào thể thao, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đa dạng sinh học. . . ; và các phương tiện hướng tới cộng đồng khác như áp phích, áo phông, dây đeo chìa khoá, lịch, tem thư. . .

Đối với học sinh, sinh viên: Tuỳ theo đối tượng mà có thể chọn và áp dụng các hình thức: Lồng ghép chương trình GDMT vào các môn học, đưa vào chương trình giáo dục

chính khóamôn Đạo đức môi trường; biên soạn giáo trình GDMT và tài liệu tham khảo cho giáo viên các cấp, tổ chức đi thăm quan thực tế ở các khu du lịch thi ên nhiên ; tổ chức các Câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bảo tồn. . . ); tổ chức các cuộc thi sáng tác văn, thơ, kịch, vẽ. . . về môi trường; tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc. . . mang nhiều nội dung bảo vệ môi trường. Đối với khách du lịch: Phương thức phổ biến hiện nay là diễn giải môi trường - đó là quá trình chuyển từ một ngôn ngữ chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc một lĩnh vực liên quan sang dạng ngôn ngữ và ý tưởng mà những người bình thường, không làm công tác khoa học cũng có thể hiểu được.

Cần phải qui hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng trung tâm diễn giải môi trường, xây dựng chương trình diễn giải môi trường, đào tạo cán bộ diễn giải môi trường, xây dựng đường mòn thiên nhiên, làm bảng chỉ dẫn các tuyến thăm quan, tờ rơi, tờ gấp và các sách hướng dẫn du lịch.

Việc sử dụng các nguồn năng lượng mới như gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học sẽ không những giảm chi phí cho các khu du lịch mà còn làm giảm lượng tiêu thụ gỗ củi và giảm lượng phát thải khí nhà kính. Điều này còn có ý nghĩa bảo vệ các cánh rừng khỏi bị chặt hạ. Kỹ thuật làm phân compost có thể biến rác thải hữu cơ thành phân bón cho cây rừng. Việc xây dựng các nhà vệ sinh khô sử dụng các vi sinh sẽ làm giảm lượng tiêu thụ nước và làm mất mùi khó chịu ở các khu vệ sinh công cộng.

Xây dựng các mô hình quản lý với sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng địa phương: Theo điều 16. 4 của Quyết định 08/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ thì "Việc du lịch, thăm quan trong các khu rừng đặc dụng do Ban Quản lý rừng đặc dụng tổ chức hoặc phối hợp, liên kết với ngành văn hoá, du lịch thực hiện". Vấn đề đặt ra là nên xây dựng mối quan hệ, phối hợp và liên kết ở cấp nào và quy mô ra sao để đạt được những mục tiêu bảo tồn và hiệu quả kinh doanh du lịch. Phát triển nhanh chóng, góp phần hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương. Cũng nhờ có cơ chế quản lý này mà nhiều nguồn vốn của trung ương và địa phương đã được huy động để phát triển cơ sở hạ tầng như phục hồi các biệt thự, làm đường mòn thiên nhiên, làm đường điện trong khu du lịch VQG Bạch Tại khu du lịch Ao Vua - VQG Ba Vì, người dân địa phương đã được huy động tham gia và hưởng lợi trong việc thu gom rác thải và bảo vệ rừng. Vì vậy vào mùa hè, mặc dù mỗi ngày có hàng vạn lượt khách đến thăm quan nhưng môi trường nơi đây vẫn được quản lý rất tốt

. Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật đã được chính phủ và các ngành liên quan ban hành. Cho đến nay hàng trăm văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở các n ơi. Nh ưng nhiều cửa hàng ăn với các món ăn đặc sản thú rừng vẫn ngang nhiên hoạt động. Một số công ty đã tự gán cho mình nhãn "Sinh thái" hoặc "du lịch sinh thái" để lôi kéo du khách. Vì vậy công tác giáo dục để người dân hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý môi trường các khu du lịch cũng như đối với công tác bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh các phương tiện và phương pháp giáo dục đã nêu trên thì sự tham gia của đài truyền hình, phát thanh trung ương và địa phương vào công tác giáo dục, truyền thông môi trường, và phổ biến tuyên truyền các văn bản pháp luật cũng mang lại nhiều kết quả.

Một phần của tài liệu Du lịch môi trường .doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w