0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Một số nguyên tắc chung khi thiết lập kênh dữ liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN VỆ TINH ỨNG DỤNG CÔNG NGHÊ GHÉP KÊNH FRAME RELAY SỬ DỤNG THIẾT (Trang 86 -89 )

2.1. Nguyên tắc kết nối tổng đài

PaBX là một loại tổng đài cỡ nhỏ, thờng đợc sử dụng trong các cơ quan, xí nghiệp hay một toà nhà để có thể phục vụ liên lạc thoại giữa các bộ phận trong khu vực đó với nhau và với bên ngoài. Ngời ta có thể sử dụng nhiều PaBX kết nối với nhau để mở rộng vùng phục vụ nhằm cung cấp nhiều đờng thoại hơn.

Có hai cách để kết nối tổng đài, một là sử dụng card trung kế còn cách thứ hai là sử dụng trung kế CO của tổng đài để liên kết các tổng đài với nhau. Trong cách thứ nhất, hai tổng đài sử dụng hai card trung kế để kết nối với nhau. Cách làm này có thể thấy trong trờng hợp kết nối một PaBX với một PSTN, tuy nhiên đây là cách làm có chi phí tơng đối cao vì card trung kế tơng đối đắt tiền. Cách thứ hai đơn giản và rẻ tiền hơn đó

là sử dụng các trung kế CO sẵn có của PaBX1 nối với một máy lẻ của PaBX2. Với cách làm này, một máy lẻ của PaBX1 sau khi bấm số CO nó đợc coi nh một máy lẻ của PaBX2 và sau đó gọi cho một máy lẻ của PaBX2 một cách bình thờng, giống nh hai máy lẻ của PaBX2 gọi cho nhau. Nh vậy, để nối 2 PaBX với nhau, ở mỗi tổng đài ta cần sử dụng một CO để nối với một máy lẻ của tổng đài còn lại. Trong mạng thông tin vệ tinh, ngời ta hay dùng theo phơng pháp này vì có thể tận dụng đờng truyền vệ tinh để kết nối CO, ngoài ra không cần bỏ thêm bất cứ chi phí nào khác cho việc kết nối này.

Nguyên tắc kết nối tổng đài sử dụng trung kế CO nh sau:

Hình : nguyên tắc kết nối tổng đài sử dụng trung kế CO.

Giả sử máy 003 của PaBX1 muốn gọi cho máy 0001 của PaBX2, máy 003 sẽ quay số 3 0001. Nếu nh máy 0001 rỗi cuộc gọi đợc thực hiện. Việc kết nối đợc thực hiện nh sau:

• Khi máy 003 nhấc máy sẽ xuất hiện âm mời quay số của tổng đài PaBX1. • Sau đó máy 003 quay số 3 sẽ thoát ra trung kế CO(3) của PaBX1, từ lúc

này máy 003 đợc coi nh một máy lẻ của PaBX2.

• PaBX2 phát âm mời quay số và máy 003 quay tiếp số 0001 cần gọi. Sau quá trình này việc thiết lập cuộc gọi đợc hoàn thành.

Theo chiều ngợc lại, nếu một máy lẻ của PaBX2 muốn gọi cho một máy lẻ của PaBX1 thì nó cần quay số 5 xxx trong đó xxx là số máy lẻ của PaBX1 cần gọi.

2.2. Nguyên tắc thiết lập mạch trực thoại(hotline)

Theo định nghĩa, hotline là đờng thoại có thời gian thiết lập ngắn hơn 10s. Việc thiết lập cuộc gọi để thực hiện một hotline có thể thực hiện đợc nếu số tổng đài trên tuyến ít. Nếu số tổng đài nhiều, thờng không thực hiện đợc hotline theo cách này. Chính vì vậy, với mạng thoại công cộng, đờng hotline thờng là đờng dành riêng.

Trong mạng thoại t nhân, việc thực hiện hotline có phần đơn giản hơn. Do số tổng đài ít nên có thể sử dụng cả hai cách tạo hotline, hoặc sử dụng kênh dành riêng hoặc sử dụng chế độ tự động quay số của tổng đài.

• Chế độ kênh dành riêng là đờng truyền giữa hai máy điện thoại đợc thiết lập trớc và luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ nên không phải mất 003 0001 001 0002 PaBX1 CO(3) Máy lẻ CO PaBX2 (5) Máy lẻ 0006 Máy lẻ Máy lẻ Máy lẻ 004 005

thời gian thiết lập cuộc gọi. Đờng truyền này chỉ đợc sử dụng bởi hai máy điện thoại nói trên.

• Chế độ tự động quay số là chế độ tổng đài ngầm định quay số thuê bao của đầu hotline còn lại khi một đầu nhấc máy.

Tuy nhiên đây không phải là vấn đề mà ta quan tâm, vì việc thực hiện một đờng hotline qua mạng thông tin vệ tinh có tính chất khác so với đờng hotline trong mạng thoại công cộng. Một hotline qua mạng thông tin vệ tinh là một kênh thoại dành riêng mà báo hiệu đợc cấp tự động bởi đờng truyền vệ tinh, tất nhiên kênh thoại này vẫn phải đảm bảo thời gian thiết lập nhỏ hơn 10s.

2.3. Nguyên tắc thiết lập đờng thoại cấp số tổng đài

Khi cần cấp một số thuê bao của tổng đài cho một nơi ở rất xa tổng đài, ta cần thiết lập đờng thoại để cấp số tổng đài. Nếu thuê bao ở gần tổng đài, kết nối giữa thuê bao và tổng đài đợc thực hiện bằng một đôi dây đồng. Khi cần kết nối tổng đài với một thuê bao ở rất xa tổng đài ta không thể dùng đôi dây đồng đợc mà phải sử dụng một môi trờng truyền dẫn khác để thực hiện kết nối.

Việc thiết lập đờng thoại cấp số tổng đài thực chất là biện pháp kéo dài cự ly thông tin. Ta có thể tận dụng đờng truyền vệ tinh sẵn có để thực hiện việc này. Sơ đồ thực hiện cấp số tổng đài nh sau:

Hình : nguyên tắc thiết lập đờng thoại cấp số tổng đài.

Theo hình trên, ta có thể thấy đây thực chất là sử dụng đờng truyền vệ tinh làm môi trờng truyền dẫn giữa PaBX và thuê bao thay vì sử dụng đôi dây đồng.

2.4. Nguyên tắc đờng thoại điều khiển xa VHF

Sóng VHF có khả năng lan truyền rất xa trong môi trờng khí quyển, ít chịu ảnh h- ởng bởi các điều kiện thời tiết, chính vì vậy sóng VHF ngoài khả năng sử dụng cho truyền hình, nó còn đợc sử dụng cho các loại thông tin VHF khác nh thông tin VHF cho việc điều hành taxi, thông tin VHF dành cho công tác điều phái trong quản lý bay... Để có thể điều khiển trạm VHF(điều khiển việc phát và thu tín hiệu VHF) từ xa ngời ta sử dụng đờng thoại điều khiển xa VHF. Việc sử dụng đờng thoại điều khiển xa VHF có thể thấy trong công tác điều phái trong quản lý bay.

PaBX 003 (Thuê bao) Trạm mặt đất Trạm mặt đất

Điều khiển xa VHF có nghĩa là việc thu phát của một trạm VHF đợc thực hiện ở một node điều khiển ở rất xa trạm(ví dụ nh trong công tác quản lý bay, nhân viên điều phái ở Nội Bài có thể liên lạc đợc với máy bay ở Vinh thông qua đài phát VHF đặt tại Vinh).

Nguyên tắc của đờng thoại điều khiển xa VHF là sử dụng đờng thoại E&M 4dây. Đ- ờng thoại E&M 4 dây gồm có 2 dây cho truyền thông tin và 2 dây cho nhận thông tin, các đờng tín hiệu báo hiệu(2 hoặc 4 đờng) đợc sử dụng để điều khiển việc thu phát của trạm VHF.

Hình : đờng thoại E&M 4dây.

Khi ngời điều hành bấm PTT(Put To Talk), tín hiệu truyền tới khối Tx của trạm VHF để mở máy phát. Sau đó tín hiệu từ MIC(Microphone) đợc truyền trên đôi dây Tx. Khi truyền thông tin xong, ngời điều hành nhả PTT. Nếu Rx nhận đợc tín hiệu nó sẽ gửi một báo hiệu qua đờng “cal” để mở SPK, sau đó tín hiệu đợc truyền trên đôi dây Rx tới SPK(Speaker).

2.5. Nguyên tắc thiết lập đờng số liệu

Truyền số liệu nối tiếp là phơng pháp truyền thông tin lần lợt theo từng bit một và từng cụm vài bit một.

Với truyền số liệu nối tiếp đồng bộ, ngoài đờng dữ liệu còn đi kèm một vài đờng tín hiệu đồng bộ giúp bên thu có thể đồng điệu với bên phát để có thể thu đợc thông tin giống nh phía phát phát đi.

Trong truyền số liệu nối tiếp không đồng bộ, bản thân dữ liệu truyền đi đã có chứa các thành phần tín hiệu giúp cho việc đồng bộ, đó là các bit start và stop. Một yêu cầu quan trọng trong truyền không đồng bộ là phía phát và phía thu phải hoạt động ở cùng một tần số đồng hồ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN VỆ TINH ỨNG DỤNG CÔNG NGHÊ GHÉP KÊNH FRAME RELAY SỬ DỤNG THIẾT (Trang 86 -89 )

×