Đơn giản, hiệu quả độ an toàn cao

Một phần của tài liệu Mã hoá bảo mật thông tin và ứng dụng trong thương mại điện tử (Trang 90 - 94)

Với khả năng replicate dữ liệu, người quản trị hệ thống có thể thep dõi kiểm tra sự truy nhập vào hệ thống của user ở mọi nơi, mọi lúc. Thay đổi, cập nhật, tăng cường các quy chế bảo mật một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đầu tư một lần, bảo hành life-time đối với các loại thẻ SecurID cho phép giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, duy trì hệ thống, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với độ an toàn, hiệu quả cao cùng với các tính năng thuận tiện, RSA SecurID đã được rất nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng lớn và thậm chí các tổ chức chính

phủ, quân sự trên toàn thế giới sử dụng và tôi tin rằng hệ thống RSA SecurID cũng sẽ là lời giải cho vấn đề xác thực người sử dụng của các ngân Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Mã hoá là một bộ môn khoa học đã có từ 4,000 năm trước đây với một lịch sử vô cùng phong phú. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, mã hoá đã có những sự phát triển vượt bậc.

Ngày nay khi nhu cầu trao đổi thông tin, giao dịch trực tuyến của con người tăng cao, yêu cầu bảo mật thông tin cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Xét trên nhiều phương diện khác nhau, bảo mật thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không khác gì so với bảo mật thông tin trong hệ thống của các tổ chức khác. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính và ngân hàng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn khi kết nối vào các mạng chuyển tiền điện tử (EFT), khai thác dịch vụ Internet Banking và tiến hành giao dịch thương mại điện tử. Vì vậy, đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng, an toàn bảo mật thông tin có vai trò mang một ý nghĩa sống còn và không thể thiếu được.

Cũng chính vì lý do tôi đã lựa chọn đề tài “Mã hoá bảo mật thông tin và ứng dụng trong thương mại điện tử” với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế hoạt động của các các phương pháp mã hoá, các yêu cầu cần thiết cho quá trình mã hoá thông tin để từ đó đem áp dụng vào thực tế nhằm giúp cho các tổ chức tài chính và ngân hàng ở Việt Nam có một hạ tầng cơ sở thông tin vững mạnh hơn trước khi triển khai các dịch vụ thương mại điện tử.

Mặc dù thời gian nghiên cứu luận án không nhiều nhưng tôi đã đạt được hầu hết các mục tiêu mình đề ra: nắm bắt được cơ chế hoạt động của các phương pháp mã hoá, hiểu được các yêu cầu bảo mật thông tin, nghiên cứu giải pháp và bước đầu đã áp dụng vào một số tổ chức tài chính và ngân hàng ở Việt Nam như Tổng cục Thuế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Có lẽ sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu có thể nghiên cứu chi tiết cách thức thực hiện bên trong của các thuật toán mã hoá, viết chương trình và nghiên cứu phương pháp cải tiến thuật toán nhưng điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tôi hy vọng

mình sẽ giải quyết các vấn đề này trong quá trình công tác cũng như trong các chương trình nghiên cứu về sau.

Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Cương, Giảng viên Học viện Kỹ thuật mật mã - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành bản luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong Khoa Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người đã tạo điều kiện nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập.

Hà Nội, tháng 6 năm 2003

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bruce Schneier, Applied Cryptography, Second Edition: Protocols, Algorthms, and Source Code in C. (1996)

2. T. W. Korner, Mathematics. Coding and Cryptography. (1998)

3. Douglas Stinson, Cryptography: Theory and Practice, Second Edition. (2002) 4. Alfred J. Menezes, Handbook of Applied Cryptography. (1996)

5. William Stallings, Cryptography and Network Security: Principles and Practice. (1997)

6. Shon Harris,Gareth Hancock, CISSP All-in-One Exam Guide. (2001) 7. Thales e-security, General Cryptographic Knowledge.

Một phần của tài liệu Mã hoá bảo mật thông tin và ứng dụng trong thương mại điện tử (Trang 90 - 94)