0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu SKKN HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ MẠCH CẦU KHUYẾT CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS (Trang 31 -34 )

1. Kết luận

Trên đây tôi đã trình bày những suy nghĩ của mình về một số phương pháp giải bài tập mạch cầu khuyết một cách hiệu quả. Tuy nhiên trong đổi mới phương pháp dạy học vật lý tôi gặp không ít khó khăn và chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong sự đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp để phương pháp thực hiện được tốt hơn, hoàn cảnh hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của xã hội .

Qua thời gian áp dụng đề tài “Hướng dẫn giải các bài tập về mạch cầu

khuyết cho học sinh lớp 9 THCS”, vào giảng dạy cho học sinh tôi nhận thấy:

- Để giúp HS hứng thú và đạt kết quả tốt trong việc giải toán mạch cầu nói chung, mạch cầu khuyết nói riêng của chương trình học lớp 9, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lô gíc nhằm động não cho học sinh phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt.

- Những tiết lý thuyết, thực hành cũng như tiết bài tập GV phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo ý định của GV từ đó khắc sâu được kiến thức và phương pháp giải bài tập của HS.

- Thường xuyên nhắc nhở các em yếu, động viên, biểu dương các em khá giỏi, cập nhật vào sổ theo dõi và kết hợp với GV chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ trong mỗi tiết học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập.

2. Khuyến nghị

* Đối với các cấp quản lí giáo dục

- Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trường lớp cho các trường đặc biệt là thiết bị về công nghệ thông tin

- Mở các lớp tập huấn cho giáo viên về việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

- Tạo mọi điều kiện để giáo viên tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân

* Đối với gia đình

- Cần quan tâm, giám sát chặt chẽ việc học tập của con em mình, tránh tình trạng học sinh đi học mà không tới lớp.

- Tạo cho con, em mình có thời gian đầu tư vào việc học tập, thường xuyên quan tâm, an ủi động viên con cái trong học tập

- Thường xuyên liên hệ với giáo viên và nhà trường để biết được tình hình học tập của con em mình.

Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, dù sao nó cũng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường chúng tôi.

Kết quả kiểm tra thực hiện chuyên đề này năm học 2013-2014

Lớp Tổng số HS Kết quả

Giỏi Khá Trung bình Yếu

3 Bài học kinh nghiệm

Để có thể hướng dẫn cho học sinh giải một cách thuần thục dạng bài tập vật lí về mạch cầu nói chung, mạch cầu khuyết nói riêng, thì trước hết mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, hết lòng vì học sinh thì mới có thể tìm tòi nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài tập nhằm củng cố hệ thống lý thuyết cho học sinh phân loại từng dạng bài tập và đưa ra được phương pháp giải cho từng dạng bài tập đó một cách cụ thể.

Giáo viên phải chuẩn bị được bài tập minh hoạ và bài tập áp dụng cho học sinh được rèn luyện. Vì đây là dạng bài tập tương đối phức tạp nên giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở động viên khuyến khích các em học sinh thì mới kích thích được suy nghĩ của học sinh làm cho các em không bị chán nản, nhụt chí trước tình huống khó khăn.

Qua đó mà tôi thấy được học sinh tự tin hơn, yêu thích bộ môn vật lý hơn, và hơn hết khi các em làm bài tập đã biết phát huy khả năng của mình, biết liên hệ giữa các mảng kiến thức để làm bài tốt hơn.

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Nội, ngày10 tháng 5 năm2014

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Người thực hiện

GV: Đào Hồng Thái


Một phần của tài liệu SKKN HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ MẠCH CẦU KHUYẾT CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS (Trang 31 -34 )

×