Fck) ≤ 0,2 s= m DBD 1,17 / (d

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng dân dụng so sánh một số giải pháp sàn trong nhà cao tầng thông qua việc nghiên cứu, tính toán đối với công trình cụ thể (Trang 31 - 33)

B. βR) ≤ 0,2

Cơ sở tính toán - kết cấu tổng thể

Độ cứng sàn Bubble Deck lấy bằng 0.87 lần độ cứng sàn đặc

Cơ sở tính toán - kiểm toán tiết diện chịu cắt

1. Khả năng chịu cắt của sàn Bubble Deck = 0,6 lần sàn đặc có cùng kích thước 2. Tại những vị trí không đảm bảo chịu cắt có thể bỏ bớt hàng bóng

Cơ sở tính toán - kiểm toán tiết diện chịu mô men

1. Kiểm tra theo điều kiện DIN 1045 và DIN 1045 - 1 2. Có thể đưa về tiết diện tương đương để kiểm toán vật liệu

2.2.2. Biện pháp thi công sàn Bubble Deck

Bubble Deck là hệ kết cấu sàn rỗng cho phép giảm tải trọng bản thân sàn tới 33% so với sàn đặc thông thường, tăng chiều dài bước cột (nhịp sàn) và một loạt lợi ích khác như thiết kế, chi phí và thi công lắp đặt. Hệ thống kết cấu không cần phải có dầm và tường - nhịp của một tấm sàn hoàn chỉnh có thể đặt tựa lên các cột lắp ghép hoặc các cột toàn khốị

Bubble Deck dạng B với hệ thống các lớp cốt thép và lớp bóng rỗng được sản xuất sẵn, chúng được tổ hợp với nhau dựa trên kỹ thuật riêng trong nhà máy dưới sự kiểm soát chặt chẽ đảm bảo chất lượng và độ đồng nhất. Sau khi đổ bê tông trên công trường sẽ tạo thành tấm sàn toàn khối hoàn chỉnh - khác hẳn với phương pháp lắp ghép hoàn toàn với những mối nối khô dẫn đến cần phải lấp đầy khoảng trống giữa những khe hở lắp ghép. Khi đổ bê tông toàn khối hoàn chỉnh, Bubble Deck dạng B sẽ cho ta một kết cấu liền khối với độ ổn định cao, kháng lửa tốt, chịu đựng tác động thời tiết và cách âm.

Công việc lắp dựng khá đơn giản và nhanh chóng, hoàn toàn nằm trong khả năng của các nhà thầụ Theo số liệu của một số dự án trước đây, trên 800m2 sàn Bubble Deck đã được lắp dựng và hoàn thành chỉ trong vòng 4 ngàỵ Các cấu kiện đựợc sản xuất với chiều rộng 3m hoặc 2,4m, chiều dài thay đổi sao cho phù hợp với hình dạng kết cấu và khả năng vận chuyển, có thể lên tới độ dài lớn nhất là 10m.

2.2.2.1. Trình tự thi công sàn Bubble Deck loại A (sàn toàn khối)

Nhà thầu thi công sẽ quyết định phương án thi công tối ưu nhất sao cho tiết kiệm thời gian, nhân lực, vật liệu, máy móc mà vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng công trình với việc lắp dựng hệ thống cột, vách và sàn Bubble Deck theo trình tự sau:

ms: mô men uốn tương đương ở vùng có bóng(-)

m : mô men uốn lớn nhất (MNm/m). DBD: đường kính bóng (m)

dB : chiều cao Bubble Deck (m) βck : hệ số cường độ theo DIN 1045 ( MN/m2)

àsds : mô men uốn tương đương ở vùng có bóng(-)

msd : mô men uốn lớn nhất (MNm/m). DBD: đường kính bóng (m)

dB : chiều cao Bubble Deck (m) fck : hệ số cường độ theo DIN 1045 - 1 ( MN/m2)

ạ Lắp dựng hệ ván khuôn, cốt thép cột và vách. b. Vận chuyển hệ cấu kiện của sàn Bubble Deck c. Công tác cốt thép và đặt bóng.

d. Neo sàn

ẹ Đổ bê tông sàn f. Tháo hệ chống tạm

ạ Bước 1: Lắp dựng hệ ván khuôn

Trước khi cẩu lắp các cấu kiện của sàn Bubble Deck: + Chế tạo và lắp dựng ván khuôn cột và vách. + Chế tạo và lắp dựng cốt thép cho cột và vách

+ Lắp dựng ván khuôn cho sàn Bubble Deck (như ván khuôn cho sàn toàn khối thông thường) trên hệ cột chống tạm.

Trong quá trình lắp dựng hệ ván khuôn, ta tiến hành lắp đặt cốt thép với khoảng cách thiết kế phù hợp, hệ cốp pha tạm được thiết kế để chịu được hệ cốt thép và bóng rỗng, trọng lượng bê tông thêm vào khi hoàn thiện sàn Bubble Deck va tất cả các tải trọng thi công khác trong quá trình đổ bê tông, bảo dưỡng và sử dụng.

Chống lại ván khuôn.

Khi các tấm sàn liên tục trong cùng một khối được xây dựng trên những tấm khác: + Tấm sàn bên dưới tấm sàn trên được xây dựng phải được chống lại hoặc thay thế.

+ Các tấm sàn hoàn chỉnh phải tự chịu được tải trọng bản thân trong phạm vi biến dạng cho phép.

Cách thứ nhất: trước khi lắp dựng ván khuôn cho tầng tiếp theo (sau khi lắp

sàn tầng trên) ván khuôn ở sàn tầng dưới có thể được thu hồi nhưng phải tiến hành chống lại với khoảng cách 1,8m (nếu không có hệ dầm song song) ở 1/2 hoặc 1/3 nhịp sàn, phụ thuộc hoàn toàn vào chiều dài nhịp.

Cách thứ hai: trước khi lắp dựng ván khuôn cho tầng tiếp theo (sau khi lắp sàn

tầng trên), làm lỏng lẻo các cột chống đỡ ván khuôn sàn tầng dưới, để sàn tiến đạt được biến dạng cực đại và sau đó làm chặt các cột chống lạị Điều này đảm bảo những tải trọng thêm vào từ sàn đang được lắp dựng từ tầng trên tác dụng lên những cột chống của nó hơn là tác dụng trực tiếp lên sàn bên dưới, tránh sự tích lũy trọng lượng từ các tấm sàn liên tục gây biến dạng không cần thiết lên cột chống và các kết cấu khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng dân dụng so sánh một số giải pháp sàn trong nhà cao tầng thông qua việc nghiên cứu, tính toán đối với công trình cụ thể (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)