nhớ được các công thức về phương trình của đường thẳng và mặt phẳng, các công thức về khoảng cách. Các công thức này khá giống nhau nên đôi khi dễ gây nên sự nhầm lẫn.
PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
KẾT LUẬN
Trong bài tiểu luận này tôi tập trung vào việc đưa ra cách đặt hệ trục tọa độ để
giải các bài toán hình học không gian về góc và khoảng cách với một số hình chúng ta thường gặp khi giải các bài tập dạng này. Đây là phần quan trọng nhất để giải thành thường gặp khi giải các bài tập dạng này. Đây là phần quan trọng nhất để giải thành
công một bài toán hình học bằng phương pháp tọa đỘ trong không gian. Nói chung với một hình nào đó tất nhiên có thể. có nhiều cách đặt hệ trục tọa độ khác nhau và còn phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài sao cho phù hợp, tuy nhiên những cách tôi đưa ra là những cách thông dụng nhất.
Bên cạnh đó, tôi trình bày hệ thống lí thuyết cần biết để học sinh có thể giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ và đưa ra một số bài tập giải
bằng phương pháp tọa đỘ trong không gian về góc và khoảng cách. Đối với hình
chóp tôi trình bày 2 bài tập, và 3 bài tập đối với hình lăng trụ. Các hình với nhiều đặc điểm khác nhau như tứ diện có cạnh bên vuông góc với đáy nhưng không tạo thành tam diện vuông hay hình lăng trụ xiên. Các bài tập tôi trình bày chủ yếu là các bài tập
định lượng như tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng hay giữa hai
đường thẳng chéo nhau, tính góc giữa hai mặt phẳng, góc giữa đường thẳng và mặt
phẳng và trình bày một số bài tập chứng minh có liên quan đến góc và khoảng cách.
Trong phần cuối của tiểu luận tôi trình bày 3 bài toán hình học không gian được giải theo hai phương pháp, phương pháp tọa độ và phương pháp tổng hợp. Từ đó có so sánh đánh giá nhận xét ưu và nhược điểm của phương pháp tọa đỘ trong không
gian để với mỗi bài toán ta tìm được phương pháp giải tối ưu nhất.
Phương pháp tọa đỘ trong không gian là một phương pháp hay. Ta không chỉ
thấy tính ưu việt của nó trong việc giải các bài toán về góc và khoảng cách mà còn rất nhiều bài toán hình học không gian khác nếu sử dụng phương pháp này để giải rất nhiều bài toán hình học không gian khác nếu sử dụng phương pháp này để giải
cũng khá hiệu quả như các bài toán về điểm và quĩ tích, các bài toán cực trị trong hình học không gian.
PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
Tài liệu tham khảo
- Văn Như Cương chủ biên, SGK hình học lớp 12, NXB Giáo Dục _2000
-.. Lê Hồng Đức, Nguyễn Đức Trí, phương pháp giải toán hình học giải tích
trong không gian, NXB Hà Nội_2007.
- Trương Ngọc Dũng, Giải toán hình học lớp 11, NXB Giáo Dục_2008