b. Về chính sách thuế :
3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp cần phải nhận thức được vai trò tầm quan trọng của đổi mới công nghệ. Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ bằng cách: khắc phục tâm lý ỷ lại trông chờ vào nhà nước. Trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung bao cấp, đến khi chuyển sang cơ chế thị trường hầu hết các doanh nghiệp đều tỏ ra lúng túng, kém năng động; sự chậm chạm trong việc nắm bắt nhu cầu không ngừng gia tăng của thị trường và trong đổi mới công nghệ đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ triền miên. Điển hình ở đây là một số doanh nghiệp nhà nước như: nhà máy dệt Nam Định, Nhà máy cơ khí đóng tàu.Mặt khác, các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh trung và dài hạn cho mình. Các doanh nghiệp Việt Nam thường có bộ máy quản lý cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả.Thời gian qua thông qua liên doanh liên kết,với nước ngoài thông qua các /chương trình đào tạo…Nhìn chung trình độ quản lý đã được nâng cao 1 cách đáng kể.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin đóng vai trò cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải đào tạo được một đội ngũ nhân viên có trình độ, có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh gọn chính xác. Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp không những phải nắm bắt thông tin về thị trường và thực lực của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh để lựa chọn công nghệ thích hợp mà doanh nghiệp còn phải nắm bắt được thông tin về thị trường công nghệ thế giới để tránh tình trạng: mua quá đắt so với giá trị thực tế của công nghệ như hiện nay.Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải thực sự coi trọng vấn đề nhân sự,
kỹ năng quản lý và phẩm chất của họ. Điều này có ý nghĩa lớn trong khâu chuẩn bị và kí kết hợp đồng. Thứ nhất là giai đoạn đàm phán: doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu, kết quả đạt được sau khi đưa công nghệ vào sản xuất, đánh giá và phân tích công nghệ cẩn thận, tìm hiểu thực lực công nghệ của đối tác. Thứ hai, là giai đoạn thảo luận hợp đồng chuyển giao công nghệ với các điều khoản. Các điều khoản này phải được xem xét kỹ lưỡng và kết hợp lợi ích của hai bên trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ. Người đại diện cho doanh nghiệp phải đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu. Kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ là công việc hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp nhận được công nghệ phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, mỗi doanh nghiệp lên chủ động tìm cho mình cách đổi mới công nghệ hiệu quả và thích hợp. Gắn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với các viện trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
KẾT LUẬN
Ngày nay khoa học - công nghệ đang dần thực sự trở thành lực lượng sản xuất chi phối trực tiếp đến tình hình sản xuất của các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc nắm bắt, làm chủ trình độ công nghệ hiện đại sẽ đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững ổn định cho quốc gia cũng như lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới,nâng cao trình độ công nghệ trong nước là yếu tố quyết định sự sống còn của nền kinh tế và là yếu tố không thể thiếu được để chúng ta đi
lên xây dựng CNXH mà trước mắt là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Con đường để chúng ta cách tân công nghệ ngắn nhất là CGCN từ nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên việc CGCN từ nước ngoài vào trong nước có mang lại hiệu quả mong muốn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào phía chúng ta.Hiểu được vị trí của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước cho ta thây sự cần thiết phải tháo gỡ những vướng mắc của quá trình thực hiện đó. Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp Việt Nam.