Đánh giá hiệu quả theo dõi điều trị động kinh tại cộng đồng trong một năm (từ tháng 11/2004 đến tháng 11/2005)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và điều trị động kinh ở một cộng đồng dân cư thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

trong một năm (từ tháng 11/2004 đến tháng 11/2005)

Sau điều tra, có 73 bệnh nhân có cơn trong vòng một năm cần điều trị thuốc kháng động kinh, trong đó có 08 bệnh nhân có ấu trùng sán não trong giai đoạn hoạt động cần điều trị. Tuy nhiên, số bệnh nhân này đều từ chối điều trị ấu trùng sán não. Kết thúc thời gian theo dõi 60,3% số bệnh nhân uống thuốc đều và đến khám định kỳ hàng tháng, 39,7% không đ−ợc theo dõi do bỏ điều trị hoặc uống thuốc không th−ờng xuyên, hoặc chuyển đi nơi khác.

Kết thúc thời gian theo dõi có 20,5% bệnh nhân điều trị bằng Depakin và 39,7% bệnh nhân điều trị bằng Gardenal uống thuốc đều, cơn động kinh đã đ−ợc khống chế chiếm 93,2% bệnh nhân, 6,8% bệnh nhân có cơn động kinh th−ờng xuyên, mặc dù bệnh nhân uống Gardenal đều với liều tối đa. Gardenal và Depakin là an toàn và

t−ơng đối hiệu quả trong điều trị động kinh ở cộng đồng, thuốc kiểm soát tốt cơn động kinh ở đa số các bệnh nhân, tác dụng phụ của thuốc không đáng kể, thuốc không tác động đến chức năng gan.

Kết luận

Trên cơ sở phân tích số liệu thu thập đ−ợc trong quá trình điều tra dịch tễ học động kinh và quản lý, theo dõi điều trị bệnh nhân ở vùng có l−u hành sán dây lợn của ba xã Thái Bảo, Đông Cứu, Xuân Lai thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 11 năm 2005, nghiên cứu rút ra một số kết luận nh− sau:

1/ Tỷ lệ hiện mắc động kinh trong cộng đồng nghiên cứu thuộc ba xã của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là 8,4‰. Tỷ lệ động kinh hoạt động trong cộng đồng là 6,6‰. Động kinh hoạt động ở nam cao hơn so với nữ. Tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở các độ tuổi là khác nhau, trong đó ở độ tuổi từ 41 đến 50 có tỷ lệ cao nhất là 13,7‰. Động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ 72,0%, động kinh cục bộ chiếm 17,7%, 10,3% là động kinh không phân loại. 67,9% các tr−ờng hợp khởi phát cơn động kinh tr−ớc 30 tuổi.

90,9% bệnh nhân động kinh có hoàn cảnh kinh tế nghèo và trung bình. Tỷ lệ hiện mắc động kinh trong cộng đồng tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn, ở nhóm ng−ời không biết chữ có tỷ lệ mắc bệnh cao (30,5‰), tỷ lệ mắc bệnh giảm dần ở nhóm ng−ời có trình độ học vấn cao hơn.

2/ Yếu tố gây động kinh phát hiện đ−ợc ở 70,8% các tr−ờng hợp động kinh hoạt động. Nhiễm ấu trùng sán não chiếm 29,2%, chấn th−ơng sọ não chiếm 11,7% và tổn th−ơng não chu sinh chiếm 8,8%.

3/ Ng−ời dân trong cộng đồng nghiên cứu ít nghe biết về động kinh (37,9% đã nghe, đọc về động kinh, 41,1% có quen biết ng−ời bị động kinh, 42,8% đã chứng kiến cơn động kinh). Thái độ

của họ đối với động kinh là tích cực (95,1% chấp nhận ng−ời thân của mình tiếp xúc với ng−ời bị động kinh, 65,0% đồng ý ng−ời bị động kinh có thể làm việc nh− những ng−ời khác, 59,7% đồng ý ng−ời thân của mình xây dựng gia đình với ng−ời bị động kinh). Mặc dù chỉ có 37,9% ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng nguyên nhân của động kinh là do tổn th−ơng não nh−ng 80,4% số ng−ời đ−ợc hỏi nhận thấy nên chọn bác sĩ hoặc những ng−ời hành nghề y để xin t− vấn điều trị động kinh.

4/ Tính đến thời điểm điều tra một tỷ lệ cao bệnh nhân động kinh trong cộng đồng không đ−ợc điều trị (59,4%). Trong giai đoạn nghiên cứu chỉ có 60,3% số bệnh nhân tuân thủ điều trị. Thuốc kháng động kinh Gardenal và Depakin là an toàn và t−ơng đối hiệu quả trong điều trị động kinh ở cộng đồng.

Kiến nghị

1/ Cần có ch−ơng trình giáo dục tuyên truyền một cách th−ờng xuyên, sâu rộng tới tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của ng−ời dân trong cộng đồng về động kinh. 2/ Để làm giảm khoảng trống điều trị ở bệnh nhân động kinh cần tổ chức phát thuốc kháng động kinh định kỳ tại y tế cơ sở. Cần có các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh định kỳ xuống y tế cơ sở tham gia quản lý điều trị bệnh nhân động kinh.

3/ Trong Ch−ơng trình chống động kinh quốc gia nên có một cơ số thuốc kháng động kinh khác ngoài Gardenal để có thể hỗ trợ những bệnh nhân nghèo đã điều trị bằng Gardenal không hiệu quả.

4/ Cần có những nghiên cứu điều tra ở cộng đồng dân c−

khác để làm phong phú hơn số liệu về dịch tễ học động kinh ở Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn cho các nhà chuyên môn cũng nh− các nhà quản lý có kế hoạch và chính sách chủ động phòng bệnh, quản lý và điều trị để giảm thiểu hậu quả của bệnh gây ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và điều trị động kinh ở một cộng đồng dân cư thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)