CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Slide bài giảng quản lý học chương 4: Chức năng tổ chức (Trang 45 - 47)

1. Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát trong cơ cấu tổ chức? Đúng hay sai? Trả lời: Đúng.

Vì tầm kiểm soát chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố biến đổi như: tính chất công việc, nhiệm vụ; năng lực nhà quản lý; thái độ và sự thạo việc của cấp dưới; sự rõ ràng của hệ thống chính sách, quy tắc, thủ tục; năng lực của hệ thống thông tin.

3. Bản chất của ủy quyền là chế độ chịu trách nhiệm kép? Đúng hay sai? Trả lời: Đúng.

Vì: ủy quyền là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định. Cả người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm trước tổ chức và môi trường.

3. Trong tổ chức tồn tại những mối quan hệ quyền hạn nào?

Trả lời: Quyền hạn trực tuyến, quyền hạn tham mưu và quyền hạn chức năng. 6. Ưu điểm cơ bản của cơ cấu ma trận là gì?

Trả lời: tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả và linh hoạt

5. Tầm quản lý và cấp quản lý có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời: Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì đó là quan hệ nghịch

Thuật ngữ

Cơ cấu chính thức: là tập hợp các bộ phận và cá nhân có mối quan hệ tương tác,

phối hợp với nhau, được chuyên môn hoá, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau, thực hiện các hoạt động của tổ chức nhằm tiến tới các mục tiêu kế hoạch.

Cơ cấu phi chính thức: là cơ cấu được tạo nên bởi các mối quan hệ phi chính thức

giữa các thành viên của tổ chức, ví dụ tập hợp những người cùng quan điểm, lợi ích, sở thích, quê quán v.v.

Cơ cấu tổ chức bền vững: là cơ cấu tổ chức tồn tại trong một thời gian dài, gắn liền

với giai đoạn chiến lược của tổ chức

Cơ cấu tổ chức tạm thời: là cơ cấu được hình thành nhằm triển khai các kế hoạch

tác nghiệp của tổ chức.

Tổ chức theo sản phẩm / khách hàng / địa dư

Quyền hạn:

Quyền tự chủ trong hành động, trong quá trình quyết định và đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí (hay chức vụ) quản lý nhất định trong tổ chức

Quyền hạn trực tuyến:

Quyền hạn cho phép nhà quản lý ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới.

Quyền hạn tham mưu:

Quyền cung cấp lời khuyên và dịch vụ cho các nhà quản lý khác.

Quyền hạn chức năng:

Quyền trao cho một cá nhân hay bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác.

Uỷ quyền trong quản lý tổ chức:

Hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định.

Một phần của tài liệu Slide bài giảng quản lý học chương 4: Chức năng tổ chức (Trang 45 - 47)