Theo dõi sau mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị thủng ổ loét tá tràng (Trang 25 - 26)

Chúng tôi theo dõi đ−ợc 52 bệnh nhân (86,7 %), mất liên lạc 8 bệnh nhân

(13,3 %). Tất cả các bệnh nhân đều tuân thủ đúng phác đồ điều trị OCA sau phẫu thuật.

Trong thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 24,37 tháng (từ 2 đến 45 tháng), không có bệnh nhân nào xuất hiện các biến chứng thủng ổ loét, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hoá, không bệnh nhân nào phải phẫu thuật vì tắc ruột sau mổ, không bệnh nhân nào có thoát vị hay đau nhiều ở các vị trí đặt trocar.

Kết quả lâm sàng thời điểm tháng 10/2007 theo phân loại Visick:

V1: 21 bệnh nhân (40,4 %), V2: 24 bệnh nhân (46,2 %), V3: 5 bệnh nhân (9,6 %), V4: 2 bệnh nhân (3,8 %).

Kết quả của chúng tôi cũng t−ơng tự nh− các tác giả khác.

Bergamaschi R [63] theo dõi 17 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng, thời gian theo dõi trung bình 18 tháng, mất liên lạc 2 bệnh nhân (11,76 %), còn lại 15 bệnh nhân có kết quả phân loại theo Visick

nh− sau: V1: 10 bệnh nhân (66 %), V2: 3 bệnh nhân (20 %), V3: 1 bệnh nhân

(7 %) và V4: 1 bệnh nhân (7 %).

Chúng tôi mời các bệnh nhân quay lại kiểm tra bằng nội soi ống mềm vào

điểm tháng 10 năm 2007, có 35 bệnh nhân quay lại bệnh viện để kiểm tra nội soi ống mềm. Thời gian từ khi mổ đến lúc kiểm tra nội soi ống mềm dài nhất là 45 tháng, ngắn nhất là 2 tháng, trung bình là 23,88 tháng.

Kết quả có 2 bệnh nhân (lâm sàng V2) loét tái phát (5,7 %), 33 bệnh nhân ổ loét lành sẹo (94,3 %). Các bệnh nhân loét tái phát (1 ca sau mổ 30 tháng và 1

ca sau mổ 37 tháng) đ−ợc điều trị theo đơn, kết quả kiểm tra sau 4 tuần ổ loét

lành sẹo, không cần can thiệp phẫu thuật.

Với thời gian theo dõi trung bình 5,6 năm, trên 120 bệnh nhân khâu thủng

ổ loét qua nội soi kết hợp điều trị tiệt trừ HP, Palanivelu C [125] thấy có 15

bệnh nhân loét tái phát, chiếm tỷ lệ là 12,5 %. Các bệnh nhân loét tái phát đ−ợc

điều trị Pantoprazole 40 mg/ngày trong 4 tuần, kết quả: các ổ loét tái phát lành

sẹo. Tỷ lệ loét tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ là 5,7 % nh−ng thời

gian theo dõi của chúng tôi ngắn hơn Palanivelu C (2 năm so với 5,6 năm). Đánh giá chung kết quả theo dõi sau mổ (trung bình 24,37 tháng):

+ Kết quả tốt: 43 bệnh nhân, chiếm 82,7 %

+ Kết quả trung bình: 5 bệnh nhân, chiếm 9,6 %

+ Kết quả xấu: 4 bệnh nhân, chiếm 7,7 %

Kết luận

Trong thời gian từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 8 năm 2007 chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét tá tràng cho 60 bệnh nhân, căn

cứ vào kết quả thu đ−ợc chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị thủng ổ loét tá tràng (Trang 25 - 26)