Ví dụ một số dịch vụ

Một phần của tài liệu đồ án môn học tìm hiểu về mạng man e (Trang 78)

3.4.1 Dịch vụ truy cập Internet

Khách hàng luôn muốn nâng cao tốc độ kết nối Internet để hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ. Một EVC có thể cung cấp khả năng kết nối mạng nội bộ của khách hàng tới POP của một ISP. Dịch vụ truy nhập Internet thường dùng nhất là sử dụng một EVC điểm-điểm như hình 3-18.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 79

Hình 3-18. Truy nhập Internet qua một EVC điểm-điểm

Trong trường hợp đơn giản nhất, các khung không gán nhãn có thể được dùng tại mạng phía khách hàng. Một thuê bao có thể sử dụng BGP cho nhiều vị trí tới hai hoặc nhiều ISP. Trường hợp này, thuê bao phải sử dụng dịch vụ E-Line cho mỗi ISP. Nếu thuê bao muốn dùng cùng một UNI để hỗ trợ cả truy nhập Internet và kết nỗi Extranet thì các EVC riêng biệt sẽ đượng dùng.

Tại UNI phía ISP thường sẽ sử dụng ghép dịch vụ. Như trong hình vẽ giả sử UNI của ISP có tốc độ 1Gbps trong khi các UNI thuê bao chỉ là 100Mbps. Trong trường hợp này tại UNI 1 và 2 không có ghép dịch vụ, ghép dịch vụ chỉ cần thực hiện tại UNI 3 của ISP. Do đó UNI 1 và 2 có hai đường kết nối Internet riêng tới POP của ISP.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 80

3.4.2 Dịch vụ LAN mở rộng

Các thuê bao với nhiều vị trí khác nhau trong phạm vi một thành phố thường có nhu cầu kết nối các vị trí đó lại thành một mạng như mạng LAN để cùng truy nhập tài nguyên như máy chủ và các thiết bị lưu trữ. Một mạng LAN mở rộng sẽ kết nối các mạng LAN khách khàng ở những vị trí khác nhau mà không cần bất kỳ định tuyến trung gian nào giữa các UNI. Trong một vài trường hợp phương pháp này đơn giản và rẻ tiền hơn phương pháp định tuyến mặc dù nó không thực sự tốt cho các mạng cực lớn.

Để kết nối chỉ giữa hai vị trí thì có thể dùng một kết nối E-Line điểm– điểm. Để kết nối nhiều hơn hai vị trí thì có thể sử dụng nhiều E-Line hoặc một E-LAN.

Vì LAN mở rộng có thể sử dụng kết nối switch tới switch nên yêu cầu phải có truyền dẫn trong suất hơn truy cập Internet. Ví dụ thuê bao có thể muốn chạy STP giữa các vị trí mạng của họ do đó yêu cầu dịch vụ phải hỗ trợ truyền tunnel các BPDU (Bridge Packet Data Unit). Nếu các VLAN được sử dụng trong mạng khách hàng thì dịch vụ cũng phải hỗ trợ các nhãn VLAN. Khách hàng có thể sử dụng một E-LAN để kết nối toàn bộ các vị trí và truyền tải tất cả các VLAN như hình vẽ.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 81

Hình 3-19. LAN mở rộng sử dụng dịch vụ E-LAN

Mỗi UNI sẽ hỗ trợ bảo toàn CE-VLAN ID và CE-VLAN CoS, các bit nhãn VLAN và 802.1p được giữ nguyên bởi nhà cung cấp. Trường hợp này mạng của nhà cung cấp như một đoạn Ethernet với bất kỳ vị trí mạng khách hàng nào cũng có thể tham gia vào VLAN. Ưu điểm của phương pháp này là thuê bao có thể cấu hình CE-VLAN giữa các vị trí mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.

3.4.3 Dịch vụ Intranet/Extranet L2VPN

Các dịch vụ Ethernet có thể cung cấp lựa chọn tốt cho các kết nối Intranet được định tuyến tới các vị trí xa và kết nối Extranet tới đối tác. Như trên hình 3-20, HQ (Headquarters) là trụ sở chính kết nối tới các vị trí khác nhau. HQ kết nối tới chi nhánh bằng kết nối Intranet và kết nối tới các đối tác và nhà cung ứng khác bằng kết nối Extranet. Các giao diện của router tại HQ

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 82 kết nối tới mạng nhà cung cấp dịch vụ sử dụng một UNI với ghép dịch vụ và hỗ trợ ba kết nối EVC điểm-điểm.

Kết nối Extranet như trên có thể được dùng kết nối tới nhiều đối tác đã kết nối với mạng MEN như các nhà cung cấp ứng dụng, cung cấp dịch vụ quản lý, cung cấp dịch vụ lưu trữ…

Hình 3-20. Ví dụ Intranet/Extranet L2VPN

So với các mạng IP VPN qua Internet, sử dụng các EVC có những ưu điểm sau:

+ Các EVC mang tính riêng tư và bảo mật hơn cho phép các thuê bao tránh được chi phí cho một mạng IP VPN phức tạp yêu cầu nhiều kết nối qua mạng Internet công cộng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 83 + Các EVC có thể cung cấp băng thông rất lớn hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu băng thông rộng. Lắp đặt các kết nối EV có thể hiệu quả hơn về chi phí so với tăng dung lượng truy nhập Internet.

+ Các EVC có thể cung cấp hiệu năng cao hơn bao gồm trễ thấp và ít mất gói hơn. Đặc biệt với các ứng dụng Extranet, các ứng dụng nguồn bên ngoài hiệu năng truyền tải là rất quan trọng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 84

Kết luận chương III:

Chương này đã trình bày về các dịch vụ cơ bản theo định nghĩa của MEF, gồm ba dịch vụ kết nối cơ bản là E-Line, E-LAN và E-Tree theo các EVC điểm-điểm, EVC đa điểm và EVC điểm gốc-đa điểm. Chương này còn giải thích các tham số và thuộc tính dịch vụ có liên quan đến thỏa thuận dịch vụ SLA.

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về tình hình triển khai mạng MAN-E của VNPT.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 85

CHƯƠNG IV - TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI MẠNG MAN-E CỦA VNPT

4.1 Mạng đô thị băng rộng đầu tiên của Việt Nam

Dự án “Mạng đô thị băng rộng” đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành và chính thức hoạt động ngày 25/04/2005 tại TP.HCM. Mạng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ truyền tải RPR/DPT (Resilient Packet Ring/Dynamic Packet Transport) và công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đây là mạng hiện đại theo mô hình Mạng đô thị thế hệ mới (Next Generation Metro Network). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạng có khả năng truyền tải băng thông rất lớn và cho phép cung cấp các giao diện Ethernet tốc độ cao lên đến Gigabit tới tận từng văn phòng, từng doanh nghiệp, tòa nhà, khu dân cư cao cấp, nơi nhu cầu về việc liên kết trao đổi thông tin nội bộ giữa cơ quan đầu não với các chi nhánh, các cơ sở khác trên phạm vi địa lý rộng lớn và tách biệt được quan tâm.

Điểm nổi bật trong dự án là việc áp dụng công nghệ RPR/DPT trên các Hệ thống định tuyến MPLS thông minh. Công nghệ RPR cho phép hệ thống triển khai trên các mạch vòng cáp quang trong thành phố có khả năng bảo vệ chuyển sang đường dự phòng khi xảy ra sự cố trên đường kết nối chính, thời gian chuyển đường là rất nhanh – 50 ms, mức thời gian hiện rất khó đạt được trên các hệ thống định tuyến thông thường. Giải pháp là sự kết hợp khả năng sẵn sàng cao của công nghệ RPR với các tính năng định tuyến thông minh của

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 86 Hệ thống định tuyến của Cisco như đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cùng các tính năng mới nhất của công nghệ MPLS như ATOM (Any Transport over MPLS). Các tính năng cao cấp trên đáp ứng các tiêu chí ngặt nghèo về băng thông, tốc độ, chất lượng cho phép triển khai các dịch vụ cao cấp như thoại, truyền hình, các dịch vụ truyền thông hội nghị của mạng Đô thị thế hệ mới.

Các thiết bị sử dụng trong mạng lõi sử dụng các bộ định tuyến với công nghệ nx10Gbps của Cisco với khả năng chuyển mạch, độ sẵn sàng và ổn định rất cao. Mạng lõi sử dụng các giao diện tốc độ STM-16 RTR/DTP nhưng công nghệ RPR cho phép tối ưu hóa truyền gói trên mạng nên tổng thông lượng trên mạng lên tới 5 Gbps thay vì chỉ có 2.5 Gbps như sử dụng công nghệ truyền SDH truyền thống.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 87 Với giải pháp mạng dựa trên Giải pháp Ethernet Đô thị nổi tiếng của Cisco, Bưu điện TP.HCM có thể cung cấp các dịch vụ tương đương như các dịch vụ truyền thống như dịch vụ kết nối kênh riêng-Leased line, Frame Relay… nhưng tốc độ lớn hơn rất nhiều, thời gian đáp ứng yêu cầu dịch vụ nhanh chóng.

Ngoài ra, các dịch vụ mới như cung cấp mạng LAN ảo cho người sử dụng trong đô thị với các mô hình kết nối như điểm-tới-điểm, điểm-tới-đa điểm rất linh hoạt. Các kết nối này có thể thay đổi băng thông theo yêu cầu và theo dịch vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng từ Megabit đến Gigabit.

Với các ưu điểm này, hệ thống mạng đô thị tạo thành kiến trúc mạng hội tụ tích hợp nhiều loại ứng dụng và dịch vụ tiên tiến nhất trên nền IP băng rộng như truy cập Internet băng rộng, trung tâm dữ liệu mạng, mạng riêng ảo IP VPN, VoIP, Video on demand, video conference với ưu điểm nổi trội truyền thoại, hình ảnh, dữ liệu, phân phối nội dung) trên cùng một mạng với các chất lượng dịch vụ ưu việt ở một chi phí thấp hơn nhiều về đầu tư cũng như điều hành và khai thác hệ thống so với các công nghệ mạng đô thị truyền thống trước đây.

Mạng đô thị băng rộng này có thể dễ dàng kết nối vào mạng dịch vụ khác như DSL, thoại thế hệ mới, Internet … hiện có của Bưu điện TP. Hồ Chí Minh cũng như VNPT.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 88

4.2 Tình hình triển khai MAN-E của VNPT hiện nay

Ngày 28/5/2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã kí kết hợp đồng thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống mạng MAN-Ethernet cho 10 viễn thông tỉnh, thành phố với Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN) - đối tác được ủy quyền của nhà sản xuất thiết bị Cisco.

Hệ thống mạng mới này sẽ cho phép VNPT cung cấp những dịch vụ sử dụng giao thức IP thế hệ mới hội tụ gồm dữ liệu, thoại, di động và video, bao gồm cả công nghệ họp hội nghị TelePresence của Cisco.

Mạng lưới của VNPT sẽ tận dụng lợi thế của định tuyến Cisco dòng 7600, là bộ định tuyến mạng biên dành cho các nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên của ngành công nghiệp mang lại khả năng chuyển mạch Ethernet mật độ cao tích hợp, định tuyến IP/MPLS (chuyển mạch nhãn đa giao thức), và giao diện kết nối 10-Gbps (Gigabit/giây), giúp cho phép các nhà cung cấp dịch vụ mang đến cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp các dịch vụ trên một mạng Carrier Ethernet hội tụ đơn nhất.

Ngày 6/10/2009, CT-IN tiếp tục được ký kết hợp đồng thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị cho dự án xây dựng mạng MAN-E cho 17 viễn thông tỉnh, thành.

Cho tới nay, MAN-E đã và đang được lắp đặt tại 59 tỉnh thành trong cả nước sử dụng các thiết bị của Huawei và Cisco. Một số tỉnh thành như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ… đã đưa vào hoạt động cung cấp các dịch vụ mới như IPTV, MetroNet, FTTH…

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 89

KẾT LUẬN

Như vậy, đồ án đã trình bày về những công nghệ sử dụng trong MAN- E và các dịch vụ cung cấp qua MAN-E. Mạng MAN-E có thể được xây dựng từ nhiều công nghệ khác nhau như SONET/SDH, RPR, MPLS, DWDM... Mạng MAN-E có ưu điểm về tính linh hoạt, giá thành thiết bị rẻ hơn nhiều so với các công nghệ TDM truyền thống. Về phần dịch vụ, đồ án trình bày một số dịch vụ cơ bản được MEF định nghĩa như E-Line, E-LAN và E-Tree.

Ngoài ra đồ án cũng tìm hiểu về việc xây dựng mạng MAN-E của VNPT. Hiện nay ở Việt Nam, VNPT đã và đang triển khai MAN-E rộng khắp các tỉnh thành, một số tỉnh thành đã đưa vào khai thác sử dụng với các dịch vụ như MetroNet, FTTH, MyTV…

Chắc chắn sắp tới đây với sự bùng nổ về CNTT và truyền thông, MAN- E sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, nhất là các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp do nền kinh tế ngày càng phát triển hơn trước. MAN-E sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính phủ điện tử. Vì vậy việc tìm hiểu các công nghệ hiện có và nghiên cứu các công nghệ mới là việc làm hết sức cần thiết.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Metro Ethernet, Sam Halabi, Cisco Press, 2003.

2. Metro Ethernet Services – A technical overview”, Metro Ethernet Forum, 2003.

3. Gigabit Ethernet for Metro Area Networks, Paul Bedell, McGraw Hill.

4. Tài liệu nghiệm thu dịch vụ “xây dựng MAN-E cho 10 viễn thông tỉnh thành nhóm 1 thuộc tập đoàn VNPT”, TT. Đo kiểm - Viện kỹ thuật bưu điện, 9/2009.

5. Nghiên cứu các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới về dịch vụ Ethernet và khuyến nghị áp dụng ở Việt Nam, TS. Vũ Tuấn Lâm, Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 98-06-KHKT-RD, 2006.

Một phần của tài liệu đồ án môn học tìm hiểu về mạng man e (Trang 78)