MONITORING MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường (Trang 50 - 55)

3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

7.1. MONITORING MÔI TRƯỜNG

Quan trắc môi trường hoặc monitoring môi trường là tập hợp các biện pháp khoa học , công nghệ , tổ chức bảo đảm kiểm soát một cách hệ thống trạng thái và khuynh hướng phát triển của các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều qui mô và nhiều loại đối tượng . Điều khác biệt cơ bản của monitoring môi trường với các trạm khí tượng thuỷ văn ở các thông số , đối tượng , mục đích . Sơ đồ chung của chương trình monitoring môi trường được trình bày trong hình VII.2

Hình 7.1. Sơ đồ chương trình quan trắc môi trường .

Xác định các vị trí quan trọng Phản ánh các chỉ thị môi trường Tần xuất thời gian

Của đối tượng kéo dài

Phản ánh trung thực và

Bảo quản mẫu Đối tượng nghiên cứu

Các thông số cần đo Phân tích và Ghi chép số liệu Sử dụng phương pháp tích tương quan Lưüa chọn kỹ thuật Phân tích Lựa chọn thiết bị lấy

Mẫu và thiết bị đo Phương pháp lấy mẫu

Thời gian thực hiện Đo đạc

Điều chỉnh chương trình monitoring Lựa chọn vị trí và số Lượng vị trí cần đo

Đảm bảo độ nhạy phép đo Hạn chế số lượng các Đỉêm đo và tần suất đo - Xử lý thống kê - Đối sánh với tác nhân Kết luận về đối tượng Mức độ phổ biến thông tin

Bên cạnh việc đó , monitoring môi trường còn là biện pháp tổng hợp kiểm soát đối tượng ô nhiễm . Monitoring môi trường bao gồm việc đo đạc , ghi nhận và kiểm soát thường xuyên liên tục các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo ( các loại hình và nguồn gốc ô nhiễm trong môi trường cũng như công tác quản lý môi trường và kế hoạch sử dụng tài nguyên .

Mục đích của monitoring môi trường bao gồm :

Tạo ra cơ sở dữ liệu về chất lượng các thành phần môi trường phục vụ cho qui hoạch và phát triển kinh tế xã hội .

Tạo ra cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần môi trường và ô nhiễm môi trường phát sinh bởi các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo .

Monitoring môi trường có ba mức độ thể hiện : phát hiện các dấu hiệu thay đổi của các thông số hoặc thành phần môi trường , xác định các giá trị định lượng của các thông số và thành phần môi trường , kiểm soát sự thay đổi bằng các biện pháp kỹ thuật , công nghệ , tổ chức .

Hệ thống monitoring môi trường bao gồm : vị trí đạt các điểm quan trắc , các phương tiện kỹ thuật và nhân lực thực hiện nguyên tắc , thu thập , phân tiïch thông tin và các biện pháp kiểm soát nguồn phát sinh chất ô nhiễm . Người ta chia hệ thống monitoring môi trường theo csác tiêu chí khác nhau thành :

Theo quy mô quan trắc : quy mô địa phương ( nhà máy, xí nghiệp, thành phố khu công nghiệp ); quy mô quốc gia ( hệ thống quan trắc môi trường quốc gia theo ngành như nông nghiệp, năng lượng, nhiễm xa, sinh thái nthực phẩm , v. v. ); quy mô toàn cầu ( hệ thống GEMES, v.v.).

Theo tính chất họat động quan trắc : liên tục hay gián đoạn; cố định hay lưu động .

Theo mục đích hoạt động của quan trắc : quan trắc môi trường nền , quan trắc tác động ô nhiễm .

Yêu cầu khoa học của monitoring môi trường gồm ba yếu tố quan trọng nhất :

Tín khách quan có nghĩa là ssố liệu của monitoring môi trường phải có độ chính xác và phản ánh trung thực chất lượng các thành phần môi trường khu vực khảo sát . Các số liệu quan trắc ở các trạm hoặc điểm do phải đồng nhất về phơưng pháp và thời gian đo , quy trình và quy phạm đo đạc .Các số liệu sau khi đo phải được tính tương quan nhau từ dó rút ra các số liệu tổng hợp và cơ chế tương tác giữa các thành phần trong các khu vực đo .

Tính đại diện của số liệu đo : Số liệu đo phải dược đại diện cho khu vực khảo sát về mặt không gian và thời gian , số liệu phản chát lượng môi trường nền hay môi trường bị tác động .

Tính tập trung vào các vấn đề chủ yếu của đất nước , Có rất nhiều các yếu tố môi trường cần được quan trắc , tuy nhiên các số liệu quan trắc của một vùng của quốc gia trong từng giai đoạn phải căn cứ vào những vấn đề chủ yếu về môi trường của vùng và quốc gia trong giai đoạn đó . Cụ thể là tập trung vào các nguồn và nguyên nhân gây suy thoái và biến động môi trường khu vực hoặc quốc gia trong giai đoạn . Thí dụ với hoạt động khai

thác tại quảng ninh , các nội dung trọng tâm cần monitoring là nước thải hầm lò , đát đá thải , bụi và biến đổi diện tích rừng .

Hệ thống monitoring môi trường Việt Nam

Hệ thống monitoring môi trường Việt Nam hiện mới bắt đầu hoạt động . Theo các số liệu do cục môi trường công bố , hiện nay nước ta đã có 19 trạm quan trắc môi trường trongb đó có một số trạm linh động đặt tại các trường Đại học xây dựng Hà Nội , trường Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh , Viện hoá học quân sự , Phân viện Hải dương học Hải phòng , phân viện Biển Nha trang .v.v. Hoạt động của các trạm trên chưa đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường . Các số liệu thu được chưa phản ánh chất lượng các thành phần môi trường , không lên tục , không bao quát cho các vùng cần kiểm soát , chưa được xử lý v.v. Do hệ thống monitoring môi trường chưa hoàn chỉnh nên không xây dựng được cơ sở dữ liệu môi trường Việt Nam .

7.2.PHÂN TÍCH SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam định nghĩa sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xẩy ra trong quá trình hoạt động cuả con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên . Sự cố môi trường có thể xẩy ra do, bão lụt, nứt đất , động đất, núi lửa phun, mưa axít , mưa đá , biển động , khí hậu và các thiên tai khác : hoả hoạn , cháy rừng , sự cố kỹ thuật của các hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh , công trình kinh tế , khoa học , quốc phòng ; sự cố trong trong tìm kiếm , khai thác và vận chuyển khoáng sản ; sự cố trong lò phản ứng hạt nhân .v.v.Về mặt toán học , sự cố R được xem là xác suất P của việc xảy ra các sự kiện không mong muốn hoặc có hại và tổng thiệt hại D mà sự cố đem đến . Đối vứi biến cố x, sự cố được tính bằng R(x) = P(x).D(x) Đối với một nhóm biến cố : Sự cố = ΣP(x).D(x) .

Trong trường hợp biến cố là một hàm liên tục thì sự cố được biểu diễn bằng hàm bởi : Sự cố = ∫∞ 0 ) ( ). (x D x dx P

Giữa xác suất xảy ra sự cố và thiệt hại do sự cố và thiệt hại do sự cố gây ra thường có quan hệ ngược ( hình VII.3)

Giữa xác suất xảy ra sự cố và thiệt hại do sự cố thường có quan hệ ngược ( hình VII.3).

Hình VII.3. Quan hệ giữa xác suất xảy ra sự cố P(x) và thiệt hại do sự cố gây ra D(x) .

P

D

Sự cố môi trường liên quan chặt chẽ với vấn đề an toàn môi trường . Tuy nhiên , xác định mức độ nguy hiểm của sự cố môi trường và tác hại của nó là vấn đề khó vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng xảy ra sự cố và tác hại sự cố đến con người phụ thuộc vào các không gian xảy ra sự cố .

Để phân tích sự cố , cần thực hiện 3 nhiệm vụ chính là : xác định sự cố với sự trợ giúp của khấi niệm an toàn ; lương gía sự cố theo xác suất có thể xảy ra trong khung cảnh hệ thống an toàn tối ưu ; lượng giá các hậu quả của sự cố với việc tối thiểu hoá tác hại và các biện pháp phòng ngừa sự cố . Để phân tích định lượng sự cố cần phải trả lời hai câu hỏi : Xác suất sự cố bằng bao nhiêu và thiệt hại sự cố sẽ như thế nào nếu xảy ra . Một số phương pháp thông dụng để ước lượng xác suất sự cố gồm phân tích cây thiếu sót , phân tích cây sự cố , phân tích nguyên nhân và hậu quả , phân tích sai lầm của con người ,.v.v.Tác hại sự cố có nhiều dạng nhưng thông thường trong phân tích sự cố môi trường , người ta chú ý đến ba dạng cơ bản : phát xả các hợp chất độc hại , nổ , cháy .

Dù có các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu , khả năng xảy ra sự cố và tác hại của chúng đối với con người vẫn luôn tồn tại trong đời sống loài người , vì vậy việc quản lý sự cố dược xem là một nội dung quản lý môi trường quan trọng của hầu hết các quốc gia . Ở đây có bốn vấn đề cần quan tâm : Trách nhiệm của chính phủ , vai trò của cộng đồng dân cư , vai trò của các ngành công nghiệp và vai trò của các nghiên cứu khoa học .

Ứơc lượng và quản lý sự cố cần được tiến hành dưới sự tài trợ của chính phủ . Điều tra sự cố giữ vai trò quan trọng trong chính sách phòng ngừa của các chính phủ . Các chiến lược điều tra đưa chúng ta đến việc xác định , định vị ngày càng nhiều sự cố và các tác động phụ của chúng . Việc phân tích sự

cố cho phép dưa ra các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác hại của sự cố . Bên cạnh nhiệm vụ phân tích sự cố các chính phủ cần tiến hành hai loạt vấn đề kèm theo đưa ra các tiêu chuẩn để phân loại , đánh giá và so sánh các tình huống và sự cố với nhau ,.v.v.thực hiện chiến lược chấp nhận sự cố . Tất cả những hoạt động trên dẫn đến nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ là quản lý sự cố . Quản lý sự cố của chính phủ có thể được tiến hành ở ba cấp độ : cấp nhà máy công nghiệp , cấp ngành kinh tế , cấp toàn xã hội .

Vai trò của cộng đồng trong quản lý sự cố được thực hiện thông qua các nội dung : Làm cho các qui định và các biện pháp trở nên rõ ràng và dễ hiểu đối với dân cư . Bên cạnh đó chính phủ cần phải tiến hành phân vùng và qui hoạch việc xây dựng các nhà máy nhất là các nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm và sự cố môi trường . Những nội dung trên cần được đặc biệt quan tâm trong các vùng đông dân

Vai trò của ngành công nghiệp trong quản lý sự cố được thực hiện

thông qua việc xây dựng các nhà máy có mức độ an toàn công nghệ cao , đào tạo công nhân vận hành tốt các loại thiết bị xử lý nghiêm túc các chất thải phát sinh , thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và ứng phó các sự cố ,.v.v.

Vai trò của nghiên cứu khoa học trong quản lý sự cố thể hiện trong các nội dung : xác định và ước lượng các loại sự cố ; nghiên cứu hậu quả và tầm quan trọng của các thiệt hại ; nghiên cứu các vật liệu phòng chóng cháy nổ ,.v.v.mô hình hoá các sự cố ( các dòng khí gase phát sinh từ chu trình tuần hoàn , phát xạ nhiệt , sự nổ mây gase , sự sôi của chất lỏng và hơi nở .v.v) nghiên cứu tác hại của một số chất độc , phát xạ nhiệt . sóng âmvới con người và môi trường .

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)