Lựa chọn các biến và phân tích sơ lược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các cú sốc tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô của việt nam (Trang 26 - 27)

III. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.1 Lựa chọn các biến và phân tích sơ lược

Các biến trong nước và quốc tế được sử dụng trong bài luận văn dựa trên các biến của Mala

Raghavan and Param Silvapulle (2007) nghiên cứu trong bài nghiên cứu “Structural VAR approach to Malaysian Monetary Policy Framework: Evidence from the Pre- and Post-Asian

Crisis Periods”. Các biến này cũng được Cushman và Zha (1997), Fung (2002) sử dụng khi

nghiên cứu về các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, các biến nghiên cứu gồm:

Bảng 3.1: Các biến số nghiên cứu trong mô hình SVAR5

STT Biến Diễn giải Ký hiệu

1 Chỉ số giá hàng hóa thế giới Commodity Prices, (Index, 2005 = 100), logs WCPI

2 Sản lượng công nghiệp Mỹ Industrial Production (Index, 2005 =100), logs US_IP

3 Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ Consumer Price Index (2005 =100), logs US_CPI

4 Lãi suất Fed Federal Funds Rate, %/năm FED

5 Sản lượng công nghiệp Industrial Production (Index, 2005 =100), logs IP

6 Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index (Index, 2005 =100), logs CPI

7 Cung tiền M1 Monertary Aggregate M1, logs, đvt: USD M1

8 Lãi suất cho vay Interest Rates, Lending Rate, %/năm IR

9 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái tính theo USD, logs EX

Các biến trong nước Các biến ngoại sinh từ Mỹ

Trong 9 biến được sử dụng có 4 biến đại diện cho nhóm các biến số ngoại sinh gồm giá hàng

hóa quốc tế (WCPI), biến sản lượng công nghiệp của Mỹ (US_IP), biến chỉ số giá tiêu dùng

của Mỹ (US_CPI), lãi suất cục dự trữ liên bang Mỹ Fed (FED). Năm biến nội sinhtrong nước

gồm chỉ số sản xuất công nghiệp (IP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cung tiền (M1), lãi suất cho

vay bình quân (IR) và tỷ giá hối đoái danh nghĩa (EX) được ký hiệu lần lượt như sau: với Việt

Nam lần lượt là VN_IP, VN_CPI, VN_M1, VN_IR, VN_EX; với Nhật Bản lần lượt là JP_IP,

JP_CPI, JP_M1, JP_IR, JP_EX, với Hàn Quốc lần lượt là HQ_IP, HQ_CPI, HQ_M1, HQ_IR,

HQ_EX; với Malaysia lần lượt là Malay_IP, Malay_CPI, Malay_M1, Malay_IR, Malay_EX.

5

Năm biến nội sinh thể hiện cho nền kinh tế trong nước gồm chỉ số sản xuất công nghiệp

(Industrial Production Index), chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) – hai biến này đại

diện cho các biến mục tiêu của chính sách tiền tệ và được biết đến như các biến phi chính

sách. Theo Tang (2006) cho rằng biến cung tiền M1 là phù hợp khi phân tích các công cụ của

chính sách tiền tệ. Theo các nghiên cứu của Domac (1999), Ibrahim (2005), Umezaki (2006)

và nghiên cứu của Mala Raghavan and Param Silvapulle (2007) về chính sách tiền tệ thì biến

lãi suất qua đêm là phù hợp khi lựa chọn để phân tích công cụ của chính sách tiền tệ, tuy nhiên do không đủ dải dữ liệu từ 2004 đến 2012 cho mức lãi suất này tại Việt Nam, nên trong bài sử dụng lãi suất bán buôn bình quân hàng tháng, dữ liệu được lấy từ Quỹ tiền tệ thế giới

(IMF). Biến cung tiền M1 và biến tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tính theo USD) đại diện cho

biến chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương ở các nước. Thông thường các nước xác định và điều hành, quản lý biến động tỷ giá hối đoái của nước mình theo giá trị đồng dollar

Mỹ (USD).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các cú sốc tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô của việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)