Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu điều khiển đa biến hệ thống hvac Luận văn thạc sĩ kỹ thuật (Trang 73 - 76)

i. Xác định lượng nhiệt hiện thừa của phòng

5.3. Kết quả thực nghiệm

Trong điều kiện thí nghiệm thực tế, dàn lạnh, bơm, quạt gió, và điện trở được sử dụng không đáp ứng được tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu nên trước khi tiến hành thí nghiệm phải chạy khởi động hệ thống. Kết quả thực nghiệm được trình bày trong Hình 5.18 và 5.19.

Hình 5.18. Nhiệt độ trong mô hình hệ thống HVAC

Vì sự trao đổi gió giữa hệ thống và môi trường là ngẫu nhiên nên nhiệt độ, độ ẩm của hệ thống cũng thay đổi ngẫu nhiên. Tuy nhiên, các thông số nhiệt độ, độ ẩm vẫn nằm trong phạm vi 22±2°C và 55±5% theo mục tiêu của đề tài. Hình 5.20 và Hình 5.21 trình bày tín hiệu điều khiển điện trở và van nước lạnh. Tín hiệu điều khiển trong Hình 5.20 rất nhỏ cho thấy điện trở sử dụng có công suất rất lớn so với mô hình hệ thống HVAC.

Chương 6

Kết Luận Và Hướng Phát Triển Của Đề Tài

6.1. Kết luận

Mục đích nghiên cứu trong luận văn là thiết kế bộ điều khiển tự động giữ ổn định đồng thời 2 thông số nhiệt độ và độ ẩm của hệ thống HVAC áp dụng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn GMP-WHO. Để điều khiển được mô hình HVAC trước tiên phải xây dựng mô hình toán học của hệ thống HVAC dựa theo các quy trình công nghệ và các phương trình toán học. Trong điều kiện thí nghiệm hạn chế, phần lớn các thông số được lựa chọn để tiến hành phân tích và mô phỏng đều dựa theo các điều kiện tiêu chuẩn nhưng thiết bị thí nghiệm lại không đạt tiêu chuẩn nên gây ra không ít khó khăn trong quá trình thực nghiệm.

Một phần của tài liệu điều khiển đa biến hệ thống hvac Luận văn thạc sĩ kỹ thuật (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)