Biện pháp khắc phục hoạt động đang nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty tnhh xdtm và dv thành tú (Trang 68 - 75)

3.1.1. Đánh giá thực trạng

3.1.1.1. Nhận xét chung về kế toán nguyên vật liệu

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú với sự giúp đỡ tận tình của công ty, đặc biệt là phòng kế toán, với những thực tế mà bản thân đã tiếp cận về tình hình của công ty. Em xin trình bày những ý kiến và nhận xét về công tác hạch toán nguyên vật liệu ở công ty thể hiện qua những ưu và nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú là một công ty chuyên thi công xây lắp các công trình, cơ sở hạ tầng, qua quá trình tồn tại và phát triển công ty ngày càng có uy tín trên thị trường.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt và mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một kế hoạch, một phương pháp quản lý hết sức chặt chẽ, giành được hợp đồng đó là một vấn đề rất khó khăn.

Vì công ty luôn tổ chức thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ, kỹ thuật công trình nên đã tạo ra được niềm tin và sự tin cậy cho các đối tác.

Tổ chức bộ máy gọn nhẹ trên cơ sở mối quan hệ với các phòng ban, thông tin từ giám đốc xuống các phòng ban được giải quyết kịp thời.

Bộ máy kế toán tổ chức theo hinh thức tập trung phù hợp với công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán tuổi trẻ, nhiệt tình, có trình độ, có tay nghề, có năng lực chuyên môn cao. Sử dụng thành thạo vi tính và dựa vào đó để lấy cơ sở dữ liệu cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý nguyên, vật liệu nói riêng và tất cả các phần mềm quản lý nói chung.

* Hình thức kế toán

Công ty vận dụng hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô và đặc điểm của công ty. Các chứng từ được cập nhật kịp thời, sổ sách kế toán chi tiết được ghi chép rõ ràng, rất thuận tiện cho việc theo dõi các nguyên, vật liệu ở kho. Trong công tác tổ chức sổ kế toán, công ty đã kết hợp sáng tạo giữa các hình thức kế toán với nhau.

Bộ phận kế toán nguyên, vật liệu của công ty quản lý, theo dõi nguyên vật liệu chặt chẽ, kịp thời, thường xuyên đối chiếu phiếu nhập, phiếu xuất với thẻ kho.

* Phương pháp tính giá nguyên vật liệu

Áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước nên việc xuất dùng của công ty trong kỳ hạch toán chính xác.

Chứng từ luân chuyển về phòng kế toán rất nhanh chóng, đây là một ưu điểm lớn của công ty, tuy vận chuyển xa nhưng chứng từ luôn về kịp thời, không gây trở nguyên, vật liệuại cho công tác hạch toán kế toán.

Công ty đã xây dựng đơn giá xuất nguyên vật liệu theo giá thực tế đã giúp cho việc hạch toán nhập - xuất - tồn nguyên, vật liệu được tốt hơn và chính xác hơn.

* Một số điểm tồn tại về hạch toán nguyên, vật liệu tại công ty

Các kế toán thường dồn công việc vào cuối tháng, quý mới xử lý nên dễ gây ra sự chậm trễ trong việc tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính.

Việc hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu theo phương pháp thẻ song song tuy dễ kiểm tra đối chiếu nhưng việc ghi chép còn trùng lặp.

Do xuất nguyên, vật liệu với số lượng nhiều nên khi các công trình hoàn thành tất yếu phải có phế liệu thải ra và có vật liệu thừa nhưng thủ kho đã tiến hành làm thủ tục nhập sau khi đã đánh giá lại vật liệu thừa. Còn phế liệu thì do đây là công ty xây dựng nên phế liệu chủ yếu là xi măng, thép, vôi… không thể tái tạo và sử dụng lại được. Vì thế công ty cần phải xem lại việc cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình và có biện pháp để sử dụng tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các công trình nhằm giảm bớt phế liệu thải ra.

Nguyên, vật liệu không tự có mà dự trữ ít nên phải mua từ các doanh nghiệp khác theo hợp đồng mua bán nên việc cung cấp nguyên, vật liệu cho các công trình còn khó khăn.

Công tác quản lý nguyên vật liệu tuy đã chặt chẽ về sổ sách nhưng thủ kho kiêm kế toán vật tư nên dễ dẫn tới thất thoát nguyên, vật liệu của công ty.

3.2. Một số ý kiến kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên, vật liệu tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú em nhận thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty không phức tạp lắm. Vì vậy, công ty cần đưa ra biện pháp nhằm giảm bớt trách nhiệm cho giám đốc.

* Bộ phận kế toán

Do công ty áp dụng hình thức tập trung quản lý các nhân viên ở phòng kế toán, kế toán trưởng là người trực tiếp hỗ trợ cho giám đốc khi cần thiết. Do công tác ghi chép, hạch toán hầu hết là kế toán vật tư và kế toán trưởng, việc

tính toán tương đối nhiều nhưng số lượng nhân viên còn thiếu. Trách nhiệm kế toán trưởng cao, khối lượng công việc nhiều nên việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng gặp nhiều khó khăn. Như vậy để đảm bảo cho công tác kế toán của công ty được tốt , số liệu cung cấp một cách kịp thời, chính xác thì công ty cần tuyển thêm nhân viên cho phòng kế toán nhằm giảm bớt trách nhiệm cũng như công việc cho kế toán trưởng. Để giảm bớt trách nhiệm cũng như công việc cho kế toán trưởng. Để giảm bớt và tránh sự thất thoát ở kho nên thủ kho, đảm bảo cho việc hạch toán được nhanh chóng và chính xác hơn. Vì cần phải tuyển thủ quỹ, tách kế toán tiền mặt tạo thành hai công việc khác nhau.

* Hình thức kế toán

Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là phù hợp và thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính. Nhưng việc báo cáo số liệu sẽ không kịp thời, hàng quý kế toán mới tổng hợp số liệu làm báo cáo.

* Quản lý nguyên vật liệu:

Để theo dõi chi tiết nguyên, vật liệu, công ty cần mở các tài khoản để giúp cho việc hạch toán được chi tiết và rõ ràng hơn.

Các tài khoản dùng để hạch toán xuất nguyên, vật liệu so với lý thuyết đã học thì các tài khoản dùng để hạch toán xuất nguyên, vật liệu không giống. Ở công ty, khi xuất nguyên, vật liệu để thi công, xây dựng, kế toán ghi sổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 134XD, 1421, 621,1361 Có TK 152

Đặc điểm của đơn vị xây lắp là sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường tự nhiên do đó việc thi công xây lắp ở mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đó, trong quá trình thi công, công ty nên bảo quản vật tư. Cần tổ chức các kho vật tư sao cho thuận tiện nhằm đảm bảo chất lượng và cung cấp nhanh chóng, đúng tiến độ thi công khi thời tiết thuận tiện.

Đối với vật liệu mất mát, công ty chưa có phương pháp hạch toán mà xem như là chi phí trong giá thành sản phẩm làm tăng giá thành. Theo em, khi xác định giá trị vật liệu thất thoát phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường.

Nợ TK 138 (1388)

Nợ TK 821 (Chi phí bất thường)

Có TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu hư hỏng tại công trình).

Trên đây là những ý kiến của em, thời gian tiếp cận thực tế không nhiều nên trong quá trình đưa ra ý kiến không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của anh chị phòng kế toán và giáo viên hướng dẫn.

3.2.2. Kiến nghị

3.2.2.1. Qua 2 năm học ở trường, được sử giảng dạy nhiệt tình của thầy (cô), đã trang bị cho em về các kinh doanhến thức nghiệp vụ kế toán và các lý luận chính trị, là một sinh viên sắp ra trường, em xin có một số ý kiến nhỏ như sau:

Đa phần hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng các phần mềm kế toán trên máy vi tính. Việc học kế toán trên máy thôi chưa đủ, vì vậy nhà trường cần thêm vào chương trình học kế toán một môn mới, đó là “Phần mềm kế toán”. Như vậy, sau khi ra trường học sinh khi tiếp cận và làm việc với thực tế sẽ dễ dàng hơn và không phải bỡ ngỡ.

Ngoài ra, nhà trường nên tạo điều kiện để sinh viên có thêm thời gian thực tập, có nhiều thời gian làm quen và tiếp cận với thực tế nhiều hơn.

3.2.2.2. Đối với doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, là một công ty chuyên về xây dựng công trình, doanh nghiệp đang có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Doanh nghiệp đã đưa ra những biện pháp nhằm phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp và công ty khác, muốn đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải linh hoạt và không ngừng tự nâng cao mình, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, em xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Là công ty xây dựng nên sau khi hoàn tất các công trình tất yếu phải có phế liệu thải ra. Phế liệu chủ yếu là xi măng, thép, vôi… không thể tái tạo và sử dụng lại được. Vì thế, công ty cần phải xem xét lại việc cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình và có biện pháp sử dụng tiết kiệm hơn.

- Để hạn chế việc thất thoát nguyên vật liệu, doanh nghiệp nên tách riêng thủ kho và kế toán vật tư thành hai công việc riêng, độc lập với nhau.

LỜI KẾT

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc hạch toán đúng chi phí NVL, CCDC là hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi vì NVL là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Việc hạch toán chi phí NVL một cách chính xác sẽ giúp Giám đốc có những quyết định đúng đắn, kịp thời cho hoạt động SXKD. Đồng thời hạch toán chi phí NVL một cách hợp lí sẽ giảm bớt được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú tạo cho tôi một cơ sở lí luận vững chắc để áp dụng vào thực tế. Với khả năng còn hạn chế và thời gian thực tập hạn hẹp. Tôi đã tìm thấy một số ưu và nhược điểm của công ty, ý kiến đó có thể hợp lý hoặc chưa hợp lý, mong các thành viên kế toán trong đơn vị xem xét và thông cảm.

Mặc dù bản thân tôi rất cố gắng nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên trong chuyên đề này còn có những sai sót nhất định, kính mong thầy cô giáo cũng như anh chị em phòng kế toán công ty thông cảm và góp ý để tôi hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị Lành cùng với Ban lãnh đạo, các anh chị Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú giúp đỡ tôi hoàn thiện chuyên đề này.

Nam Giang, tháng 4 năm 2009

Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC

Trang:

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 3

NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ ... 3

1.1. Khái niệm - đặc điểm - yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL ... 3

1.1.1.1. Khái niệm ... 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.1.2. Đặc điểm ... 3

1.1.13. Yêu cầu quản lý ... 3

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ ... 3

1.1.2.1. Khái niệm ... 3

1.1.2.2. Đặc điểm ... 3

1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 4

1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ ... 4

1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 4

1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu ... 4

1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ ... 6

1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 6

1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho ... 6

1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho... 8

1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ ... 9

1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng ... 9

1.3.1.1. Chứng từ ... 9

1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng ... 9

1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 10

1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song ... 10

1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư ... 11

1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 12

1.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên ... 12

1.4.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên ... 12

1.4.1.2. Tài khoản sử dụng ... 13

1.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ ... 19

1.4.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ ... 19

1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,… ... 19

1.4.2.3. Phương pháp hạch toán ... 20

1.5. Một số trường hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ ... 21

1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ... 21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.2. Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ thừa thiếu khi kiểm kê .. 21

1.5.3. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ ... 22

1.5.4. Kế toán chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ và ngược lại ... 23

1.5.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho: ... 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ở CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH TÚ ... 25

2.1. Khái quát sơ lược về Công ty TNHH Xây dựng thương mại và dịch vụ Thành Tú ... 25

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ... 25

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ... 25

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ... 27

2.1.1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú.. 27

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty ... 28

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ... 28

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty ... 29

2.1.2.2.1. Đặc điểm chung ... 29

2.1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ... 30

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHHXDTM và DV Thành Tú ... 31

2.1.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty ... 31

2.1.2.2.2 Hình thức sổ kế toán tại công ty TNHH TM và DV Thành Tú: ... 33

2.1.3. Một số chỉ tiêu khác ... 34

2.1.3.1. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ... 34

2.1.3.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho ... 34

2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty và vấn đề quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty TNHH XDTM và DV Thanh

Tú. ... 34

2.2.1. Nguồn nguyên vật liệu của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ... 34

2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu của công ty ... 34

2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu tại công ty: ... 35

2.2.1.3 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: ... 36

2.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty TNHHXDTM và DV Thành Tú: ... 36

2.2.2.1 Tính giá vật liệu nhập kho: ... 36

2.2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho: ... 36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ... 36

2.2.3.1. Chứng từ sử dụng ... 36

2.2.3.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu ... 36

2.2.3.3. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu ... 37

2.2.4 Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu tại công ty TNHH XDTM&DV Thành Tú ... 39

2.2.4.1 Chứng từ, sổ kế toán sử dụng: ... 39

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty tnhh xdtm và dv thành tú (Trang 68 - 75)