Các chuẩn dữ liệu được sử dụng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thanh toán tự động Smart Bus dùng công nghệ RFID (Trang 99 - 101)

7. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn

4.2.1 Các chuẩn dữ liệu được sử dụng

4.2.1.1 Protocol 821-880

 Giới thiệu:

Giao thức 821-880 là một chuẩn truyền thông, được sử dụng làm giao thức thông thường giữa các thiết bị cần giao tiếp hoặc truyền dữ liệu. Nhìn chung, giao thức này được làm cầu nối liên lạc giữa các thiết bị đầu - cuối.

 Phạm vi ứng dụng:

Giao thức 821-880 phân tích các khía cạnh khác nhau của tín hiệu: mức điện áp chuẩn trên đường dây (physical layer), dạng thức ký tự, lớp liên kết dữ liệu (link layer), cấu trúc gói dữ liệu.

Giao thức này thông thường được sử dụng cho các liên kết:

o Điểm - điểm: RS232.

o Điểm - đa điểm: RS422/RS485.

86

 Cấu trúc lớp vật lý (Physical Layer):

Thông thường, giao thức truyền thông này không bị ràng buộc bởi các thông số điện áp trên đường dây. Các thiết bị sử dụng các đường truyền vật lý sau đây, đều có thể sử dụng giao thức này:

o RS232 (điểm - điểm).

o Mức logic CMOS (điểm - điểm).

o RS422/RS485 truyền bán song công trên 2 dây (điểm - đa điểm).

o RS422/RS485 truyền song công trên 4 dây (điểm - đa điểm).

Dạng thức ký tự được cấu hình bởi phần mềm và phải đồng bộ với các thiết bị khác để đảm bảo truyền toàn vẹn và đúng dữ liệu. Dạng thức chung thường được định nghĩa:

Baud rate Data bits Start bit Stop bit Parity

9600 8 1 1 None

 Cấu trúc lớp liên kết (Link Layer):

810-880 là giao thức truyền có định hướng– tất cả dữ liệu được trao đổi giữa 2 hoặc nhiều thiết bị dựa trên cấu trúc gói dữ liệu. Chuẩn giao thức này tạo ra để sử dụng trong chế độ đa điểm, vì thế chế độ điểm - điểm là trường hợp đặc biệt của chế độ đa điểm.

Cấu trúc gói dữ liệu được bắt đầu bởi ‘STX’ và kết thúc bởi ‘ETX’, luôn được kiểm tra lỗi BCC cuối khung. Bên cạnh đó, các phương pháp như kiểm tra lỗi bit, giới hạn thời gian truyền ký tự, gói dữ liệu,… còn được sử dụng để tái đồng bộ cho việc liên lạc được chính xác đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.

Cấu trúc gói dữ liệu thường bao gồm 2 loại:

o Cấu trúc dữ liệu mang mệnh lệnh (Host to Reader): AA

(STX)

Vị trí bộ nhớ

Độ dài

dữ liệu Trường lệnh Dữ liệu Kiểm tra lỗi BCC

BB (ETX)

87

o Cấu trúc dữ liệu hồi đáp (Reader to Host): AA

(STX)

Vị trí

bộ nhớ Độ dài dữ liệu Trạng thái Dữ liệu Kiểm tra lỗi BCC BB (ETX) 1 1 1 1 0 - 255 1 1 4.2.1.2 Giao thức 7E-7F  Giới thiệu:

Đây là giao thức do nhóm tự tạo nên, dựa trên những yêu cầu liên lạc, trao đổi dữ liệu giữa các module trong đề tài.

Nhóm đã dựa trên các chuẩn có sẵn của giao thức 810-880, lược bỏ những phần không cần thiết để thích hợp với dữ liệu trao đổi trong toàn hệ thống.

Giao thức này chỉ quy định lại cấu trúc gói dữ liệu truyền đi, các đặc tính khác như mức điện áp, dạng thức ký tự,… ta mặc định như chuẩn giao thức 810-880.

 Cấu trúc:

Khác với cấu trúc gói dữ liệu trong giao thức 810-880, ta chỉ cần 1 chuẩn cấu trúc gói chung cho cả cấu trúc dữ liệu mang mệnh lệnh và cấu trúc dữ liệu hồi đáp.

Kiểm tra lỗi của giao thức 7E-7F cũng tương tự như trên giao thức 810-880, kiểm tra khối BCC.

7E

(STX) Dữ liệu

Kiểm tra lỗi BCC

7F (ETX)

1 0 - 255 1 1

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thanh toán tự động Smart Bus dùng công nghệ RFID (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)