D. NGHỊQUYẾT 1718
a. Cơ sở pháp lý
- Tuyên bố của Chủ tịch hội đồng bảo an ngày 8/4/1993 trong đó các thành viên
của hội đồng hoan nghênh tất cả các nỗ lực nhằm giải quyết tình hình và cụ thể, ủng hộ IAEA tiếp tục thảo luận để tìm ra giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
- Tầm quan trọng của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như vai trò quan trọng của IAEA trong việc đảm bảo các quốc gia thực thi các nghĩa vụ quy định trong Hiệp ước và đảm bảo việc sử dụng năng lượng hạt nhân với mục đích hòa bình.
- Bắc Triều là một bên của Hiệp ước và đã ký kết một thỏa thuận bảo vệ toàn diện theo như yêu cầu của Hiệp ước.
33
- Thư của cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gửi Tổng giám đốc IAEA vào ngày 22/4/1993, yêu cầu tổng giám đốc tiếp tục bàn bạc với Bắc Triều trong việc thực hiện các nghĩa vụ của bản thỏa thuận bảo vệ.
- Bắc Triều sẵn sàng tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề.
- Các thỏa thuận gần đây về việc tăng cường hợp tác giữa giữa Bắc Triều và IAEA cùng với triển vọng về các cuộc đối thoại giữa Bắc Triều và các quốc gia thành viên khác.
b. Nội dung chính của nghị quyết
- Kêu gọi tuyên bố chung của Bắc Triều và Hàn Quốc trong việc xây dựng một Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, bao gồm việc thiết lập một cơ chế điều tra hiệu quả và đáng tin cậy và một sự bảo đảm không sở hữu vũ khí hạt nhân được chế biến từ việc làm giàu uranium.
- Kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên xem xét lại cáo thị trong lá
thư ngày 12/3/1992 thông qua đó, một lần nữa xác nhận cam kết của nước này đối với Hiệp ước.
- Kêu gọi Bắc Triều Tiên thành thực trong nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân của theo quy định của Hiệp ước và phù hợp với bản thỏa thuận bảo vệ các vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị gây nổ khác với IAEA.
- Yêu cầu Tổng giám đốc IAEA tiếp tục bàn bạc với Bắc Triều Tiên với quan
điểm giải quyết vấn đề.
- Buộc tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc khuyến khích Bắc Triều Tiên đáp lại có thiện chí nghị quyết này và tìm ra được giải pháp thuận tiện.
- Quyết định tiếp tục theo dõi vấn đề này và xem xét các biện pháp khác của Hội
34
3. Phản ứng của các quốc gia
a. Phản ứng của các quốc gia khác
Mỹ
Ngày 16/6, Mỹ đòi triệu tập Hội đồng Bảo an để áp đặt các cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên.
Sau đó, Mỹ khởi động các vòng đàm phán để hòa bình giải quyết vấn đề. Hai nước còn ký kết với nhau một Hiệp định khung giữa Bình Nhưỡng và Washington năm
1994 mà theo đó, CHDCNC Triều Tiên sẽ ngừng việc phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân dùng để phát điện.
Hàn Quốc
Hàn Quốc vẫn tỏ thái độ hoà hảo với CHDCND Triều Tiên và theo đuổi chính sách
"Ánh dương" mềm mỏng với Bình Nhưỡng.
b. Phản ứng của Bắc Triều Tiên
Về phần mình, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rằng những cấm vận do Mỹ kêu gọi
đồng nghĩa với “một lời tuyên chiến”.
Tuy nhiên, sau cuộc đối thoại với Mỹ, (89 ngày sau khi tuyên bố rút) CHDCND Triều Tiên lại ra tuyên bố không rút khỏi hiệp ước nữa nhưng vẫn không cho phép IAEA tiến hành điều tra (một quốc ra được phép rút ra khỏi Hiệp ước sau 3 tháng kể từ khi quốc gia đó tuyên bố rút).
Sau đó, nước này đã ký thoả thuận ngừng tất cả các hoạt động có liên quan đến hạt nhân.
4. Đánh giá về nghị quyết và phản ứng của các quốc gia
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an đưa ra trong hoàn cảnh CHDCND Triều Tiên đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Hoàn cảnh này chưa thực sự là một mối đe dọa lớn (mà ngay trong nội dung của nghị quyết cũng không khẳng định
điều này), do đó HĐBA không đưa ra một biện pháp nào cụ thể, dứt khoát, mang tính
35
Hiến chương LHQ, mà chỉ đưa ra nghị quyết với nội dung chủ yếu là khuyến nghị, kêu gọi hợp tác thiện chí từ phía CHDCND Triều Tiên trong các hoạt động liên quan
đến vũ khí hạt nhân và nghĩa vụ của quốc gia này quy định trong Hiệp ước NPT. Theo nhiều nhà phân tích, nghị quyết này về bản chất không đem lại hiệu quả trực tiếp, không có biện pháp nào cụ thể để giải quyết vấn đề, và thực tế là CHDCND Triều Tiên vẫn rút khỏi NPT. Tuy vậy, nó thể hiện được thái độ của HĐBA nói riêng
và Liên Hợp Quốc nói chung trong vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, qua đó mở đường cho việc nối lại đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, kết quả là nước này đã không rút ra khỏi NPT và cam kết ngừng các hoạt động liên quan đến hạt nhân.
B. NGHỊ QUYẾT 1540 (28/4/2004)
Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp thứ 4956 của Hội đồng Bảo An LHQ vào ngày 28 tháng 4 năm 2004.
1. Hoàn cảnh ra đời của nghị quyết
• Sau nghị quyết 825 của Hội đồng Bảo An 11/5/1993, CHDCND Triều Tiên đã ký thoả thuận ngừng tất cả các hoạt động có liên quan đến hạt nhân. Tuy nhiên, nước này vẫn bí mật vận hành các chương trình hạt nhân.
• Tháng 12/2002, Bắc Triều Tiên này tái khởi động lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon và trục xuất 2 giám sát viên hạt nhân LHQ.
• 10/01/2003, Bình Nhưỡng tuyên bố rút ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
• 12/2/2002 IAEA đưa vấn đề Bắc Triều Tiên ra Hội đồng Bảo an. Hội đồng Bảo an LHQ bày tỏ mối quan ngại về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên tuy nhiên không chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã rút khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến vũ
khí hạt nhân.
• 10/4/2003, NK chính thức rút ra khỏi Hiệp ước và là quốc gia đầu tiên rút ra
khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
• 23/4/2003, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên được tổ chức ở Bắc Kinh.
36
• 1/8/2003 Bắc Triều Tiên đồng ý đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của họ. 5
nước cùng tham gia đàm phán là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật. • Vòng đàm phán 6 bên chính thức khởi động 27/8/2008 tuy nhiên vòng đàm
phán đầu tiên từ27 đến29/8/2004 không thành công. Trước tình hình đó, hội
đồng bảo an LHQ thông qua nghị quyết 1540 vào 28/4/2004.
2. Nội dung nghị quyết
a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết
- Nghị quyết 825 ban hành năm 1993
- Phát biểu của chủ tịch HĐBA tại cuộc họp cấp nguyên thủ quốc gia ngày 31/1/1992 kêu gọi tất cả các quốc gia kiểm soát và loại bỏ vũ khí hạt nhân.
- Nguyên tắc các quốc gia hòa bình giải quyết các tranh chấp theo Hiến chương
LHQ.
- Quyền của HĐBA áp dụng các hành động phù hợp chống lại bất cứ hành động nào đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế được gây ra bởi hành động phổ biến vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học hay các phương tiện vận chuyển chúng.
b. Nội dung chính của nghị quyết
- Quyết định rằng tất cả các quốc gia sẽ không hỗ trợ các chủ thể phi quốc gia
đang cố gắng phát triển, tìm kiếm, sản xuất, sở hữu, vận chuyển, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng dưới bất kỳ
hình thức nào.
- Đồng thời quyết định rằng, tất cả các quốc gia, ban hành các luật thích hợp có hiệu lực cấm bất cứ một quốc gia nào phát triển, tìm kiếm, sản xuất, sở hữu, vận chuyển, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng đặc biệt cho các mục đích khủng bố, cũng như nỗ lực đạt được những hành động kể trên hay tham gia vào những hành động ấy với vai trò tòng phạm và hỗ
trợ hoặc tài trợ cho các hành động đó.
- Tất cả các quốc gia sẽ tiếp nhận và thực thi các biện pháp cưỡng chế hiệu quả để thiết lập một cơ chế kiểm soát trong nước với mục đích ngăn chặn việc phổ biến vũ
37
khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng; bao gồm việc thiết lập các biện pháp kiểm soát thích hợp đối với các vật liệu liên quan đến các hành động trên. Các quốc gia sẽ:
a) Phát triển và duy trì các biện pháp thích hợp và hiệu quả để kiểm soát và thắt chặt các khoản mục sử dụng trong việc sản xuất, sử dụng, cất giữ và vận chuyển;
b) Phát triển và duy trì các biện pháp bảo vệ vật chất thích hợp và hiệu quả; c) Phát triển và duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới thích hợp và hiệu quả
kết hợp hợp tác quốc tế để dò tìm, ngăn cản, ngăn chặn và chống lại việc buôn lậu, môi giới trái phép các hạng mục trên theo quy định của luật pháp trong nước và phù hợp với luật quốc tế.
d) Thiết lập, phát triển, xem xét và duy trì các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và vận chuyển xuyên quốc gia các hạng mục trên một cách thích hợp và hiệu
quả. Bao gồm cả việc áp dụng luật và các quy định thích hợp kiểm soát xuất khẩu, vận chuyển, vận chuyển xuyên quốc gia và tái xuất khẩu; và kiểm soát việc cung cấp viện trợ, trợ giúp liên quan đến việc xuất khẩu và vận chuyển xuyên cuốc gia trên, chẳng hạn tài chính và việc vận chuyển mà có thể tạo thành một sự gia tăng, cũng như là thiết lập biện pháp kiểm soát người cuối cùng, và việc thiết lập và làm cho có hiệu lực.
- Căn cứ vào quy định 28 của các quy định tạm thời về thủ tục của Hội đồng Bảo an, quyết định thành lập (trong khoảng thời gian không lâu hơn 2 năm) một ủy ban
của hội đồng bảo an bao gồm tất cả các thành viên của Hội đồng. Ủy ban này sẽ kêu
gọi những cơ quan chức năng khác báo cáo lên hội đồng bảo an những kiểm tra của các cơ quan này trong việc thực hiện các nghĩa vụ được ghi nhận trong nghị quyết này. HĐBA kêu gọi các cuốc gia đưa ra bản báo cáo đầu tiên không muộn hơn 6 tháng kể từ khi thông qua nghị quyết này với Ủy ban trong trường hợp các quốc gia chấp nhận hoặc có ý định tham gia và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong nghị
quyết này.
- Quyết định rằng không có nghĩa vụ nào được nêu ra trong nghị quyết này cũng
38
các quốc gia thành viên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Công ước vũ khí
hóa học và công ước vũ khí sinh học và độc hại, hoặc làm thay đổi trách nhiệm của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong việc cấm các vũ khí hóa học.
- Công nhận tính thiết thực của việc thực hiện nghị quyết này trong kiểm soát hiệu quả của các quốc gia với danh sách các hạng mục nêu trên và kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên phát triển sớm nhất danh sách này khi cần thiết.
- Một vài quốc gia có thể yêu cầu giúp đỡ thực hiện các điều khoản của nghị
quyết này trong phạm vi lãnh thổ nước mình và đề nghị các quốc gia khác cũng hành
động như thế.
- Kêu gọi tất cả các quốc gia:
Xúc tiến thừa nhận và thực hiện các nghĩa vụ nêu trong nghị quyết, và, khi cần thiết, tăng cường các hiệp định đa phương mà quốc gia đó là thành viên mà hiệp định đó nhằm mục đích ngăn chặn hành động phổ
biến vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học.
Thông qua các quy định quốc gia, nếu chưa có, để đảm bảo tuân theo cộng đồng với các hiệp ước đa phương về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Làm mới và hoàn thành những cam kết của mình trong hợp tác đa phương, cụ thể là trong phạm vi của bản dự thảo của Cơ quan năng lượng nguyên tử (IAEA), Tổ chức cấm vũ khí hóa học và công ước vũ khí sinh
học và độc hại làm công cụ quan trọng để theo đuổi và đạt được đối tượng chung trong việc ngăn chặn hành vi phổ biến vũ khí hạt nhân và thúc đẩy hợp tác quốc tế vì các mục đích hòa bình.
- Kêu gọi tất cả các quốc gia xúc tiến đối thoại và hợp tác trong việc không phổ
biến vũ khí hạt nhân nhằm mục đích loại bỏ những nguy cơ của việc phổ biến vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng
- Kêu gọi tất cả các quốc gia hợp tác chống lại hành vi buôn lậu, môi giới trái phép vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, các phương tiện vận chuyển chúng và các vật liệu có liên quan theo quy định của luật pháp trong nước và phù hợp với luật quốc tế.
39
3. Phản ứng của các nước
a. Phản ứng của các nước khác
Mỹ
Mỹ không chỉ quan ngại về việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân mà còn muốn ngăn chặn khả năng CHDCND Triều Tiên xuất khẩu tên lửa và công nghệ hạt nhân sang các quốc gia hoặc các tổ chức khác.
Washington cho hay nếu Bình Nhưỡng từ bỏ bom nguyên tử, Washington có thể đảm bảo an ninh dưới một hình thức nào đó, hình thức bảo đảm có thể là một văn bản, chứ
không là hiệp ước không xâm phạm như Bình Nhưỡng yêu cầu.
Điểm mấu chốt là đảm bảo an ninh chỉ có được với điều kiện Bình Nhưỡng có thiện chí và chứng minh được việc thực hiện nghĩa vụ.
Trung Quốc
Trung Quốc hy vọng được thấy một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, một bán đảo được hưởng hoà bình và ổn định lâu dài.
Bắc Kinh lo ngại làn sóng người tị nạn từ nước CHDCND Triều Tiên bất ổn. Tuy nhiên, Trung Quốc còn lo ngại hơn về khả năng Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng bom nguyên tử để đối phó với Bình Nhưỡng.
Do đó, Bắc Kinh muốn Mỹ và CHDCND Triều Tiên đặt ra thời điểm cụ thể để bàn về
việc Washington đảm bảo an ninh, còn Bình Nhưỡng cho phép thanh sát các cơ sở hạt nhân.
Nhật Bản
Tokyo lo ngại nếu Bình Nhưỡng bị gây sức ép quá nhiều, họ sẽ tấn công Nhật Bản bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Nhật Bản muốn thúc đẩy đàm phán song phương nhằm làm dịu căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đồng thời giải quyết vấn đề công dân Nhật bị CHDCND Triều Tiên bắt cóc.
Nga
Nga là đồng minh lâu nay của CHDCND Triều Tiên và mong muốn có được các cuộc
40
Nga có thể sẽ thúc đẩy các bên ký thoả thuận đa phương, đảm bảo an ninh cho CHDCND Triều Tiên để đổi lấy việc ông Kim Jong-Il từ bỏ chương trình hạt nhân. Hàn Quốc
Hàn Quốc bị thiệt hại nhiều nhất nếu CHDCND Triều Tiên tấn công. Seoul muốn đạt một giải pháp ngoại giao bằng bất cứ giá nào. Về lâu về dài, Hàn Quốc muốn thống nhất với CHDCND Triều Tiên.
Seoul cho rằng mình có vai trò là nhà kiến tạo hoà bình. Hàn Quốc sẽ cố gắng ngăn
chặn căng thẳng Mỹ - CHDCND Triều Tiên.
b. Phản ứng của CHDCND Triều Tiên
- Ngày 2 tháng 7 năm 2004, ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã gặp người đồng cấp Paek Nam-Sun trong một cuộc trao đổi cấp cáo giữa hai nhà nước kể từ khi khủng