Phương pháp phân tích độnhạy

Một phần của tài liệu Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp (Trang 32 - 34)

3. Đánh giá hiệu quả ,rui ro kế hoạch 1 Đánh giá hiệu quả dự án

3.2.1 Phương pháp phân tích độnhạy

Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai xa. Vì vậy công tác thẩm định dự án của ngân hàng cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉtiêu hiệu quả của dự án khi các nhân tố đầu vào, đầu ra của dự án có sự biến động, nói khác đi là cần phải phân tích độ nhạy của dự án theo các nhân tố biến động đó. Trong phân tích độ nhạy, kinh nghiệm của các chuyên gia thẩm định là hết sức quan trọng bởi vì chỉcó các chuyên gia với kinh nghiệm tích luỹ được của mình mới dự kiến được khả năng nhân tố nào có thể biến đổi và biến dổi với mức độ bao nhiêu so với giá trị ban đầu. Trong phân tích độ nhạy người ta dự kiến một số tình huống thay đổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm.v.v. Rồi từ đó tính lại các chỉtiêu hiệu quảnhư: NPV, IRR,... Nếu các chỉtiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dựán được coi là ổn định và được chấp thuận. Ngược lại dự án bịcoi là không ổn định (độnhạy cảm cao) buộc phải xem xét điều chỉnh tính toán lại mới được đầu tư. Để phân tích độ nhạy của dự án, thông thường người ta thực hiện qua 4 bước sau:

Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng

xấu ( Để xác định được xu hướng này, cần căn cứ vào các số liệu thống kê trong quá khứ, các số liệu dự báo và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia tham gia phân tích).

Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên độbiến động có thể xảy ra

(Maximum là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu).

Bước 3: Chọn một phương pháp đánh giá độ nhạy nào đó ( Như phân tích độ nhạy

theo qua chỉ tiêu NPV hoặc IRR chẳng hạn ).

Bước 4: Tiến hành tính toán lại NPV hay IRR theo các biến số mới, trên cơ sở cho các

nhau để phân tích độ nhạy, các kết quả đưa ra cũng có sự khác biệt về mặt số học. Tuy nhiên, các kết luận về mặt kinh tế thì vẫn không có gì thay đổi).

Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức sau đây: ∆Fi

E = --- ∆Xi ∆Xi Trong đó:

E là hệ số độ nhạy , ∆Fi là mức biến động của chỉ tiêu đánh giá , ∆Xi là mức biến động của nhân tố ảnh hưởng.

Ví dụ: Từ một DAĐT, qua phân tích độ nhạy có kết quả thể hiện ở bảng sau: Các yếu tố thay đổi IRR(%) Tỷ lệ % thay

đổi của ∆IRR

Chỉ số độ nhạy

Trường hợp cơ sở 6,00 0 0

Vốn đầu tư tăng 10% 5,85 2,5 0,25

Chi phí khả biến tăng 10% 4,00 33,00 3,30

Giá bán SP giảm 10% 5,50 8,33 0,83

Thời gian thu lợi bị chậm 10%

5,2 13,33 1,33

Như vậy độ nhạy thể hiện cao nhất ở nhân tố chi phí khả biến và thời gian thu lợi nhuận. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố này. Phải tìm mọi biện pháp giảm thấp (tiết kiệm) các chi phí khả biến và đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm đúng tiến độ để có lợi nhuận như dự kiến. Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tốnào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro xảy ra trong quá trình khai thác dự án. Phân tích độnhạy là một kỹthuật phân tích rủi ro dựán tương đối giản đơn. Tuy nhiên, nhược điểm chính của kỹthuật này là chưa tính đến xác suất có thểxảy ra của các biến rủi ro và nó cũng không thể đánh giá được cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án.

Một phần của tài liệu Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp (Trang 32 - 34)