Nguồn thực phẩm chứa vitamin P

Một phần của tài liệu Vai trò và tác dụng của VITAMINE (Trang 46 - 48)

II PHÂN LOẠI VITAMIN

d)Nguồn thực phẩm chứa vitamin P

Trái cây: Trái cây có chứa một lượng cao vitamin C và vitamin P. Các nghiên cứu cho thấy chanh có hàm lượng bioflavonoids lớn nhất. Các loại trái cây khác có chứa vitamin P bao gồm mơ, quả quất, anh đào, mận và quả mâm xôi. Một khẩu phần trái cây có chứa khoảng 1 g bioflavonoids. Điều này tương đương với 1000 mg gấp đôi mức trung bình của vitamin P khuyến nghị hàng ngày.

Rau: Một số rau quả cũng chứa vitamin P, mặc dù không như nhiều loại trái cây. Cà chua, ớt xanh và bông cải xanh, tỏi cũng có vitamin P. Khi nấu chín hàm lượng vitamin P có thể giảm, do đó chúng ta nên ăn sống nếu có thể.

Đồ uống: uống nước trái cây có nguồn gốc từ quả tối và nho. Hãy thử nước ép nho đen hoặc nước trái cây nam việt quất. Trà xanh là một ngoại lệ, vì nó giàu trong cả vitamin C và vitamin P, tối đa hóa khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa. Hãy uống hai đến ba ly mỗi ngày.

II.2 VITAMIN TAN TRONG LIPIT II.2.1 VITAMIN A

a) Khái niệm

Trong số các Vitamin nhóm Acó hai dạng quan trọng nhất là vitamin A1 và A2.

Vitamin A1 (Retinol): là 1 alcol trong dầu cá nước mặn, dễ biến thành aldehyt là retinal.

Vitamin A2 (dehydro-retinol): thấy ở dầu cá nước ngọt. Giống A1 , nhưng trong liên kết có thêm một nối đôi ở giữa C3 và C4.

Caroten ( α,β,γ ): là sắc tố thực vật được động vật biến đổi thành Vitamin A. Do đó, ta gọi chúng là tiền vitamin A.

Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng. Vitamin A1- Retinol 3,4-dehydro-Retinol β-Caroten Tính chất:

Không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi của lipit, ete, ethanol… Bền trong điều kiện yếm khí, bền với acid và kiềm ở nhiệt độ không quá cao. Dễ bị oxy hóa bởi oxy không khí, ánh sáng làm tăng quá trình oxy hóa vitamin Dưới tác dụng của enzim dehydrogenase thì retinol chuyển sang dạng retinal. Phản ứng SbCl3 cho phức chất màu xanh.

Phản ứng với H2SO4 cho phhuwcs chất màu nâu.

Một phần của tài liệu Vai trò và tác dụng của VITAMINE (Trang 46 - 48)