3.2.1 Ưu điểm
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Phú Mỹ II đã áp dụng phương pháp xử lý sinh học bằng dạng cải tiến của bể SBR, nên có một số ưu điểm như sau:
- Hệ thống vận hành đơn giản, không cần bể lắng thứ cấp, giảm được các công trình xử lý khác mà vẫn đạt hiệu quả cao.
- Công nghệ C – Tech cho phép thay máy ép bùn bang tải bằng máy ép bùn ly tâm, sử dụng clo lỏng khử trùng thay cho clo khí.
- Công nghệ C – Tech được vận hành tự động hóa ở mức cao, giảm nhân công vận hành. - Nươc thải sau khi sử lý đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn.
3.2.2 Nhược điểm
CHƯƠNG IV. CÁC SỰ CỐ KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
4.1 Sự cố khi vận hành
Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của KCN Phú Mỹ II có lưu lượng rất thấp, không đủ để vận hành hệ thống. Dự kiến các sự cố có thể xảy ra khi vận thống vận hành là:
- Sự cố 1: Hỏng hóc về bơm.
+ Khi hệ thống đang hoạt động, máy bơm không đẩy nước lên được. + Cánh bơm bị chèn bởi các vật lạ, bơm phát ra tiếng kêu lạ.
- Sự cố 2: Sục khí
Nguồn cung cấp oxy bị ngắt hoặc cung cấp hạn chế thì việc xáo trộn xảy ra kém, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm.
- Sự cố 3: Các vấn đề đóng mở van
Các van cấp nước thải vào và các van thải sinh khối dư không được đóng/mở kịp thời. Trong trường hợp hư hỏng, sinh khối dư không được lấy ra và hàm lượng MLSS sẽ tăng lên, làm cho quá trình tách sinh khối trở nên khó hơn.
- Sự cố 4: Sự cố về sinh khối.
+ Sinh khối nổi trên mặt nước, tạo thành nhiều váng bọt. + Sinh khối phát triển tản mạn.
+ Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc. - Sự cố 5: Sự cố về dinh dưỡng.
Bổ sung thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, vi sinh vật bị thiếu hoặc thừa thức ăn làm cho sinh khối vi sinh vật bị chết và trôi thoát ra ngoài làm cho lượng cặn lơ lửng trong nước sạch tăng lên.
- Sự cố 6: Sự cố khi bơm bùn. + Bơm bùn có thể bị ngẹt.
+ Lượng bùn tồn đọng ở bể chứa bùn quá nhiều gây hiện tượng kị khí ở bể chứa bùn và phát sinh mùi hôi khó chịu.
- Sự cố 7: Một số nhà máy trong khu công nghiệp thỉnh thoảng thải nước chưa qua xử lý về trạm, khiến cho nồng động các chất ô nhiểm tăng đột ngột làm cho vi sinh sốc tải và chết.
- Sự cố 8: Các sự cố về điện: mất pha, không ổn định… làm ngưng hoặc hạn chế hoạt động của hệ thống.
4.2 Cách khắc phục
- Sự cố 1:
+ Nhân viên vận hành cần kiểm tra bơm hàng ngày, xem bơm có đẩy nước lên hay không.
+ Kiểm tra nguồn cung cấp điện có bình thường không.
+ Trang bị bơm dự phòng, vừa để hoạt động luân phiên và bơm đồng thời khi cần bơm với lưu lượng lớn hơn công suất của bơm.
- Sự cố 2:
+ Nếu máy sục khí hỏng, cần phải giảm ngày lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẵn.
- Sự cố 3: Nhân viên vận hành cần kiểm soát chặt chẽ quá trình nạp nước thải vào và quá trình thải sinh khối dư, kiểm tra các van đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách liên tục và đạt hiệu quả xử lý cao.
- Sự cố 4:
+ Sinh khối nổi trên mặt nước: Kiểm tra tải lượng hữu cơ, các chất ức chế vi sinh vật, cũng như nồng độ BOD/COD đầu vào.
+ Sinh khối phát triển tản mạn: Thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ.
+ Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: Tăng tải trọng oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.
- Sự cố 5: Duy trì bổ sung chất dinh dưỡng vừa đủ cho vi sinh vật, nếu cần thiết thì phải bổ sung nguồn Carbon từ ngoài vào để tránh cho sinh khối bị thối rữa và lấy ra càng nhiều càng tốt.
- Sự cố 6:
+ Bơm bùn kịp thời khi mỗi chu kì hoạt động của hệ thống kết thúc. + Đầu tư thêm bơm bùn dự phòng khi có sự cố nghẹt ở bơm bùn.
- Sự cố 7: Thường xuyên kiểm tra hố thu, xem chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra để có phương án ứng phó kịp thời.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1.1 Nhận xét
Với công suất tối đa 4000 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Mỹ II có khả năng xử lý cho toàn bộ nước thải của khu công nghiệp. Nhà máy ra đời và tồn tại là một điều tất yếu nhằm giải quyết và hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, lưu lượng nước thải hiện nay đang rất ít nên hệ thống chưa được vận hành.
5.1.2 Kết quả đạt được
Khi thực tập tại nhà máy, em đã có thêm nhiều kiến thức về Khu công nghiệp Phú Mỹ II, cũng như các đặc tính của nước thải tại khu công nghiệp này và biết thêm về hệ thống xử lý của nhà máy và cách thức vận hành nếu hệ thống hoạt động.
Ngoài ra, em được tiếp thu thêm kiến thức về công nghệ cải tiến C – Tech, đồng thời thấy được nhiều ưu điểm của công nghệ này nên em sẽ áp dụng công nghệ này trong bài khóa luận của em sắp tới.
5.2 Kiến nghị
Do thời gian thực tập hạn chế và lưu lượng nước thải đầu vào quá ít nên em chưa thể xem được cách thức vận hành của hệ thống. Vì vậy, em chỉ hoàn thành bài báo cáo theo những kiến thức mà em đã học được, theo tài liệu mà trong quá trình thực tập em thu thập được và những hình ảnh thực tế mà em đã tham quan tại nhà máy.