Một số giải pháp cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tình hình cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp thăng bằng cán cân khi nền kinh tế gặp bất ổn (Trang 30 - 32)

Dựa vào đặc điểm trên của nền kinh tế Việt Nam và vào mô hình, có thể có những giải pháp sau:

- Tiếp tục phá giá nội tệ giúp cải thiện cán cân thanh toán, đồng thời, thắt chặt tài khóa và tiền tệ để đưa nền kinh tế về điểm cân bằng hơn. Ưu điểm của phương pháp này là tháo gỡ dần nút thắt đồng nội tệ định giá quá cao, đưa nền kinh tế về đúng mức cung cầu của thị trường. Nhược điểm: trong ngắn hạn, lạm phát tăng mạnh và sản lượng giảm, rủi ro nợ công tăng cao.

- Kiểm soát tỷ giá tăng chậm hoặc cố định, kiên quyết thắt chặt tài khóa và tiền tệ với liều lượng vừa đủ và thích hợp. Ưu điểm của phương pháp này là lạm phát giảm mạnh, cán cân thanh toán được cải thiện. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm: sản lượng giảm

mạnh, tăng trưởng kinh tế yếu. Nguồn lực hỗ trợ kiểm soát tỷ giá không có. Chính sách tài khóa và tiền tệ phải hỗ trợ cho nhau chính xác về mặt định lượng và đúng thời điểm. Việc định giá nội tệ quá cao còn tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai.

- Các giải pháp về hành chính: thu hút lượng vốn vào nhiều (nhưng phải hiệu quả), giảm kiểm soát vốn (kiểm soát ít giúp cải thiện cán cân thanh toán nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tài chính mang tính quốc gia), tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập khẩu,...

- Các giải pháp về dài hạn bao gồm tái cấu trúc kinh tế để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, và giảm dần kỳ vọng lạm phát, lấy lại niềm tin vào nhà điều hành chính sách.

Nhìn chung, các giải pháp triệt để giúp giải quyết bài toán cán cân thanh toán và lạm phát chỉ có thể hoàn thành trong dài hạn do phải tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết bài toán hai tỷ giá và giảm dần kỳ vọng lạm phát của người dân. Do đó, công cụ Chính phủ phải đặc biệt quan tâm trong ngắn hạn đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Giữa hai chính sách này phải có sự phân công và hỗ trợ cho nhau trong mọi hoàn cảnh kinh tế.

KẾT LUẬN

Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ quan trọng để hoạch định các chinh sách kinh tế trong từng thời kỳ. Việc thiếu hụt cán cân thanh toán thường xuyên và dai dẳng đã làm cho các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam ngày tăng.

Trong những năm qua, để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, Việt Nam chủ yếu sử dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp: các biện pháp hạn chế nhập khẩu (thuế nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu…), các biện pháp khuyến khích xuất khẩu (mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm và xóa bỏ thuế xuất khẩu…), các biện pháp hạn chế luồng tư bản ra (quản lý ngoại hối chặt chẽ…), và khuyến khích các luồng vốn vào (bỏ thuế đối với kiều hối chuyển về nước, khuyến khích luồng vốn FDI.

Các biện pháp này được Chính phủ áp dụng nhưng thực sự chưa có hiệu quả, tiết kiệm của tư nhân, của chính phủ chưa phát huy tác dụng trong việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tình hình cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp thăng bằng cán cân khi nền kinh tế gặp bất ổn (Trang 30 - 32)