Hiệu quả biện pháp can thiệp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng - Thái Bình. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 25 - 27)

- Tại thời điểm sau can thiệp, số hộ dùng bể lọc 86,9% ở xã can thiệp. 84,7% ng−ời dân xã can thiệp tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn n−ớc và phòng chống bệnh liên quan đến n−ớc.

- Kiến thức của ng−ời dân về cách bảo vệ nguồn n−ớc gia đình ở xã can thiệp đạt chỉ số hiệu quả thấp nhất là 13,2% và cao nhất là 80,9%. Về thực hành đạt chỉ số hiệu quả thấp nhất là 14,7%, cao nhất là 74,2%.

- Chất l−ợng n−ớc đ−ợc cải thiện rõ rệt ở xã can thiệp: 40% giếng khơi và 83,3% giếng khoan đạt tiêu chuẩn chất hữu cơ. 60% giếng khơi và 73,3% giếng khoan đạt tiêu chuẩn Coliform. 33,3% giếng khơi và 53,3%

giếng khoan đạt tiêu chuẩn Feacal coliform. 33,3% giếng khơi và 66,7% giếng khoan đạt tiêu chuẩn Clostridium welchii. Trong khi đó ở xã chứng các tỷ lệ đạt là: 16,6-56,6%; 26,7-40%; 6,7-16,7% và 6,7-33%.

- Thực trạng vệ sinh giếng khoan đ−ợc cải thiện thể hiện: Chỉ số hiệu quả đạt thấp nhất là 43,1% và cao nhất là 113% ở giếng khoan. Giếng khơi chỉ số này là 10,3%-150,5%.

- Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến n−ớc và vệ sinh môi tr−ờng giảm ở xã can thiệp: Chỉ số hiệu quả đạt đối với bệnh ngoài da là 37,2%; bệnh mắt là 74,5% và bệnh tiêu chảy là 40,4%.

- Hiệu quả lọc của bể lọc qua cát: 10/10 mẫu xét nghiệm sau lọc đạt tiêu chuẩn vệ sinh về chất hữu cơ, sắt, mangan, asen và Coliform.

Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có những kiến nghị sau: 1. Ng−ời dân cần th−ờng xuyên vệ sinh xung quanh khu vực cấp n−ớc và vệ sinh môi tr−ờng của gia đình, định kỳ thay rửa giếng n−ớc và bể lọc n−ớc trong 3 tháng. Gửi mẫu n−ớc đến các cơ sở xét nghiệm khi thấy có nghi ngờ nguồn n−ớc nhà mình bị nhiễm bẩn.

2. Cán bộ Y tế cần duy trì công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và các hoạt động đôn đốc, giám sát để đảm bảo tính bền vững của ch−ơng trình

3. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đông H−ng và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình nên nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh để mọi ng−ời dân đều có nguồn n−ớc thực sự an toàn trong sinh hoạt hàng ngày. Các cán bộ địa ph−ơng tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có những hỗ trợ hoặc khuyến khích để ng−ời dân tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn n−ớc và môi tr−ờng.

4. Cần có một nghiên cứu tiếp theo về bệnh do nhiễm độc do có asen trong n−ớc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng - Thái Bình. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)