0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

KẾT QUẢ KHẢO SÁT:

Một phần của tài liệu SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN HÓA HỌC THCS (Trang 28 -35 )

Sau khi sử dụng phương pháp này trong việc dạy Hóa học của mình tại trường THCS Đoàn Thị Điểm nhất là đối với các tiết học Hóa học có thí nghiệm. Qua theo dõi kết quả học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra và thi khảo sát và qua thái độ của học sinh với môn học tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có chuyển biến rõ rệt so với những năm trước đó khi chưa có kinh nghiệm này.

GV: Trang 28

Học sinh nắm kiến thức sâu và bền vững hơn,các em đã có kĩ năng thao tác thí nghiệm theo quy trình khoa học hơn. Quan trọng là các em yêu thích học môn Hóa học, say mê nghiên cứu, một số học sinh còn có thể tự chế tạo ra các dụng cụ, đồ chơi….Các em không còn thấy đó là một gánh nặng, là môn học khó nữa.

Cụ thể:

Lớp Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu

9A Trước khi áp

dụng sáng kiến 30% 40% 30% 0%

Sau khi áp

dụng sáng kiến 40% 50% 10% 0%

9C dụng sáng kiếnTrước khi áp 25% 40% 30% 5%

Sau khi áp dụng sáng kiến 35% 45% 17% 3% 8A Trước khi áp dụng sáng kiến 30% 50% 20% 0% Sau khi áp dụng sáng kiến 45% 50% 5% 0%

8C dụng sáng kiếnTrước khi áp 3% 20% 73% 4%

Sau khi áp

dụng sáng kiến 8% 25% 65% 2%

Kết quả trên đã chứng minh tính đúng đắn của những vấn đề lí luận đã nêu ra ở đề tài.Và theo tôi phương pháp này không chỉ được sử dụng hiệu quả trong việc dạy học môn Hóa học mà còn có thể áp dụng cho những môn học khác có thí nghiệm như Vật lí, Sinh học, Công nghệ,….

E- NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ

Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy rằng các thí nghiệm Hóa học ngoài cách phân loại các thí nghiệm và các cách thức tố chức thí nghiệm Hóa học như tôi đã trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, để mở rộng phạm vi của đề tài và đề tài có tính ứng dụng rộng rãi hơn ta có thể nghiên cứu theo các hướng sau:

- Phân tích, tổng kết để tìm ra các thí nghiệm Hóa học phức tạp, khó thực hiện; - Phân tích đối với một loại thí nghiệm để tìm ra hình thức tổ chức thí nghiệm.

GV: Trang 29

- Tổng hợp các thí nghiệm trong từng chương hoặc từng chủ đề.

- Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm đối với học sinh đại trà.

- Tự làm các thiết bị thí nghiệm còn thiếu trong nhà trường;

- Khắc phục các lỗi thường xảy ra khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm hiện có;

- Phân tích mối liên quan giữa các vấn đề trong cuộc sống với các kiến thức Hoá học;...

Tôi đã nghiên cứu theo các hướng trên, tuy nhiên không thể trình bày hết trong bản sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi sẽ thực hiện trong các bản sáng kiến kinh nghiệm sau.

F -BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Để tiết học thành công thì người giáo viên cần phải nghiên cứu trước bài học nắm vững được mục tiêu bài học.

2. Cần xây dựng trước các hoạt động sẽ tiến hành trên lớp,chuẩn bị tốt các

phương tiện phục vụ cho dạy học, lường trước các tình huống có thể xảy ra. Đối với các tiết có thí nghiệm cần phải trực tiếp làm thử trước đảm bảo cho thí nghiệm thành công.

3. Trong các tiết dạy có sử dụng đồ dùng thí nghiệm người giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, kích thích các em đề ra phương án và cách tiến hành thí nghiệm khác….

4. Trong sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, kĩ năng tập đề xuất các phương án thí nghiệm.

5. Nâng cao kỉ luật và vệ sinh trong phòng thì nghiệm. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thí nghiệm cho thấy học sinh rất ham thích làm thí nghiệm, cũng chính vì sự ham thích đó mà có một số em hay tò mò sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để làm những công việc khác ngoài mục đích yêu cầu của bài thí nghiệm, làm bắn hoá chất ra ngoài hoặc làm đổ vỡ dụng cụ gây nguy hiểm.

GV: Trang 30

6. Trong việc tổ chức sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần phải kết hợp hài hòa

việc học tập cá nhân với việc học tập hợp tác nhóm theo phương châm “Học thày

không tày học bạn ”.

7. Qua thí nghệm cần phải định hướng cho học sinh,khuyến khích học sinh tự

tìm tòi khám phá và vận dụng vào thực tiễn khuyến khích khả năng tự chế tạo đồ dùng phục vụ học tập…..

G- ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp không ít khó khăn vì kiến thức và kĩ năng làm thí nghiệm của các em học sinh còn thấp. Học sinh có lực học không đồng đều, vốn sống còn hạn chế... Nhiều hoá chất thiết bị thí nghiệm còn thiếu hoặc độ chính xác chưa cao.

Đề tài này tôi mới chỉ áp dụng với đối tượng là học sinh lớp tôi phụ trách là 9A, 9C, 8A, 8C chưa áp dụng rộng rãi với học sinh toàn trường và những đối tượng học sinh còn lại.

H- ĐỀ XUẤT HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện thành công các thí nghiệm Hóa học trong nội dung chương trình Hóa học bậc trung học cơ sở tôi mong rằng các đồng nghiệp dạy môn Hóa học cùng tôi nghiên cứu theo các hướng sau:

- Phân tích, tổng kết để tìm ra các thí nghiệm Hóa học phức tạp, khó thực hiện; - Phân tích đối với một loại thí nghiệm để tìm ra hình thức tổ chức thí nghiệm;

- Tổng hợp các thí nghiệm trong từng chương hoặc từng chủ đề trong Hóa học;

- Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm đối với các khối lớp khác;

- Tự làm các thiết bị thí nghiệm còn thiếu trong nhà trường;

- Khắc phục các lỗi thường xảy ra khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm hiện có;

- Phân tích mối liên quan giữa các vấn đề trong cuộc sống với các kiến thức hoá học

PHẦN III-KẾT LUẬN

GV: Trang 31

Tôi đã triển khai sáng kiến kinh nghiệm này tại trường THCS Đoàn Thị Điểm đã được đồng nghiệp đánh giá cao, thực hiện các thí nghiệm Hóa học lớp 8, 9 đều thành công, học sinh hứng thú học tập hơn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Để thực hiện được đề tài này tôi có được sự hỗ trợ rất lớn của Nhà trường, tổ chuyên môn, và các đồng nghiệp. Không những vậy, tôi còn nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như sự động viên, góp ý của hội đồng khoa học nhà trường. Nhờ vậy tôi đã thực hiện thành công đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, hội đông khoa học nhà trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Tôi đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian thực hiện đề tài có hạn và sự hiểu biết của tôi còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục. Tôi rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Những sự góp ý đó chắc chắn sẽ giúp cho những bài học Hóa học trở nên phong phú hơn, đạt hiệu quả cao hơn, học sinh yêu thích hơn và nó sẽ không còn là khó khăn nữa với người dạy và người học.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Yên Mỹ, ngày 08, tháng 10 năm 2012

Người thực hiện

GV: Trang 32

Mục lục

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

PHẦN II :NỘI DUNG...3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ...3

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:...3

I- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM HÓA HỌC...5

1.2.2.1. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu có so sánh đối chiếu(Thí nghiệm đối chứng) để rút ra tính chất hoá học của chất:...8

1.2.2.2. Thí nghiệm chứng minh...9

1.2.2.3. Thí nghiệm củng cố:...10

II- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH:...18

I- VÍ DỤ MINH HOẠ:...23

II- KẾT QUẢ KHẢO SÁT:...28

PHẦN III-KẾT LUẬN...31

Mục lục...33

TÀI LIỆU THAM KHẢO...34

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG...35

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PGD...35

GV: Trang 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Hóa học lớp 8, 9 -Nhà xuất bản Giáo dục. 2. SGV Hóa học lớp 8, 9 -Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Luật Giáo Dục

4. Sách thiết kế bài giảng Hóa học 8-Nhà xuất bản Hà Nội.

5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cho giáo viên THCS môn Hóa học- Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học THCS- Nhà xuất bản Giáo dục.

7. Dạy học thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức Hóa học THCS- Nhà xuất bản Hà Nội.

8. Thí nghiệm hóa học vui-Vũ Điệu Quyến Rũ.Tác giả Hồ Cúc-Nhà xuất bản trẻ. 9.Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet:

GV: Trang 34

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PGD

GV: Trang 35

Một phần của tài liệu SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN HÓA HỌC THCS (Trang 28 -35 )

×