Trong tiền đề tư tưởng của Nguyễn Trãi, không thể không đề cập đến nhân tố chủ quan, nó giữ vai trò lớn trong việc hình thành tư tưởng nhân văn của ông.
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê thuộc Thường Tín - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Cha ông là Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh. Mẹ là bà Trần Thị Thái, con gái thứ ba quan tư đồ Trần Nguyên Đán, cháu bốn đời thượng tướng Trần Quang Khải, một danh tướng tên tuổi của ông đã gắn liền với các chiến thắng oanh liệt ở Chương Dương, Thăng Long, Tây Kết, Hàm Tử... đánh tan quân Mông - Nguyên xâm lược thế kỉ XIII.
Trần Nguyên Đán giao cho thầy đồ Nguyễn Ứng Long nhiệm vụ dạy dỗ cô con gái của ông là Trần Thị Thái. Quá trình dạy học, gần gũi Nguyễn Ứng Long, một người thầy tài hoa, mẫu mực, cô Thái đã đem lòng yêu quý thầy và hai người có tình cảm với nhau. Khi bà Trần Thị Thái có mang, Nguyễn Ứng Long sợ sẽ bị Trần Nguyên Đán trị tội vì một thầy giáo nghèo giám yêu cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, hơn nữa lại vi phạm những chuẩn mực đạo đức Nho gia, nên ông đã bỏ trốn. Khi biết được đầu đuôi sự việc, Trần Nguyên
Đán đã cho người tìm Nguyễn Ứng Long về và bảo rằng: “Người xưa cũng đã có như thế. Chắc anh cũng đã biết chuyện Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như. Nếu anh làm được như Tương Như, lưu danh đến đời sau, thì đó là nguyện vọng của ta” [69, tr.49].
Cảm động trước tấm lòng độ lượng và sáng suốt của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Ứng Long ra sức dùi mài kinh sử, năm Giáp Dần 1374 niên hiệu Long Khánh thứ hai của vua Trần Duệ Tông, Nguyễn Ứng Long ra ứng thí và đã đậu thái học sinh (tiến sĩ).
Nguyễn Ứng Long lấy bà Trần Thị Thái, sinh được bảy người con, năm trai hai gái. Nguyễn Trãi sinh năm 1380 tại quê làng Nhị Khê, sau đó cùng mẹ về quê ngoại ở Thăng Long sống trong dinh quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Trần Nguyên Đán là người thuộc dòng dõi quý tộc, đồng thời cũng là người giữ quyền cao chức trọng dưới vương triều Trần. ng một lòng dốc sức cho dân cho nước, lo cho vận mệnh của dân tộc. Cuộc đời tư tưởng và danh tiết của ông đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Trãi sau này. Đồng thời Trần Nguyên Đán là một người hết sức uyên thâm Phật học cũng như Nho học, chính vì thế những tư tưởng của ông nói chung và tư tưởng về Phật giáo, đã trực tiếp hay gián tiếp qua ông ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Trãi. Năm 1385, bà Trần Thị Thái thân mẫu Nguyễn Trãi qua đời, mùa Thu năm đó, Trần Nguyên Đán cáo quan về nghỉ hưu trên núi Côn Sơn thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương. Nguyễn Trãi trở về làng Nhị Khê sống với cha là Nguyễn Ứng Long.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, được sống trong nền giáo dục Nho học và nền văn hóa sâu đậm của dân tộc, Nguyễn Trãi đã học tập ở người cha đáng kính, người ông nhân từ, hiền hậu những kiến thức sâu rộng, tâm hồn cao đẹp hết lòng vì nước vì dân. Với sự thông minh và được giáo dục tốt, cộng thêm đức tính cần cù quyết tâm dùi mài kinh sử “Vườn chư tử, bể lục kinh”, Nguyễn Trãi cũng đã tiếp thu được tư tưởng uyên bác của các nhà nho trong lịch sử và đương thời, rèn luyện ý chí cũng như lòng tự hào dân tộc, yêu
nước thương dân. Vào năm 1400 lúc đó Nguyễn Trãi 20 tuổi, trong kì thi đầu tiên của nhà Hồ, Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) cùng với cha ra làm quan cho nhà Hồ, giữ chức Ngự Sử Đài Chánh Trưởng, với một hoài bão cao cả là đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân theo lý tưởng nhà Nho.
Như vậy, sau hai mươi năm, với sự yêu thương chăm sóc của ông ngoại, cùng với sự dạy bảo, truyền thụ học vấn của cha “sao Khuê” của đất Việt đã tỏa sáng. Trong tâm hồn, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự hội tụ những gì tinh túy nhất của trí tuệ, đạo đức của quan tư đồ Trần Nguyên Đán và học vấn uyên thâm của thầy đồ Nguyễn Ứng Long, cùng với đó là kết quả của sự nỗ lực trong chính bản thân, con người biết vượt khó vươn lên của Nguyễn Trãi. Trong hai mươi năm ấy, ngoại trừ thời gian được sống cùng ông ngoại ở Thăng Long và Côn Sơn, thì Nguyễn Trãi đã phải sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng đầy ý nghĩa với cha ở quê nhà. Cuộc sống nơi thôn quê với những người dân lao khổ, với tình làng nghĩa xóm, đây là một trong những cơ sở thực tiễn sinh động, giúp ông có cái nhìn toàn diện sâu sắc về con người về xã hội. Chúng ta có thể khẳng định rằng, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi được bắt nguồn và nảy sinh từ chính hiện thực cuộc sống gắn bó với nhân dân mà ông đã từng trải.
Năm 1400 Hồ Quý Ly đã ép Trần Phế Đế nhường ngôi cho mình để thiết lập nên nhà Hồ. Ông thực thi nhiều cải cách táo bạo để hòng thay đổi cục diện đất nước. Chính vì thế mà Hồ Quý Ly bị quy vào tội “thoán nghịch” cướp ngôi của nhà Trần. Cha con Nguyễn Trãi ra làm quan với nhà Hồ, để cống hiến tài năng cho đất nước, cho nhân dân, họ đã vượt qua giới hạn quan niệm về chữ “trung” của một nhà Nho. Với Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi được cống hiến tài năng của mình cho dân, cho nước, làm cho nhân dân có được cuộc sống ấm no, yên bình là điều cao cả nhất. Như vậy Nguyễn Trãi đã có một quan niệm về con người có nhân, nghĩa, trung, hiếu, nghĩa quân thần mới và tiến bộ. Với ý thức hệ Nho giáo nhân là phải giữ lễ, nhân là phải
trung với vua vì trung, hiếu với vua là trung hiếu với nước. Vua và nước hòa làm một. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (Vua bảo tôi chết mà tôi không chết là không trung thành). Chính vì thế, trung với vua, kể cả những tên hôn quân, bạo chúa là hành động mà người theo hủ Nho phải tuyệt đối chấp hành. Chính vì điều này mà đã có nhiều người trung thành một cách mù quáng, thậm chí phản bội lại Tổ quốc, phản bội lại nhân dân. Với Nguyễn Trãi, về trung hiếu, về nghĩa quân thần, đạo phụ tử đã được ông nói rất nhiều. Ngay từ bé ông đã được cha, ông ngoại dạy cho rất nhiều và có ảnh hưởng sâu sắc đối với Nguyên Trãi. “Nếp nhà thi lễ nòi giống thần minh, có hoài bão một lòng vì nước”. (Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh). Nguyễn Trãi miệt mài đèn sách với quan niệm rằng, học để “Trọn niềm trung hiếu”. Trung hiếu là phẩm chất là lẽ sống của Nguyễn Trãi:
“Bui có một niềm trung hiếu cũ Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh”
Mặc dù trung, hiếu ở Nguyễn Trãi là: “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” nhưng trung hiếu ở Nguyễn Trãi lại là trung, hiếu với nước mang nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn của dân tộc. Cái gốc là từ sách vở thánh hiền nhưng quan niệm của Nguyễn Trãi là vì con người khác hẳn với quan niệm của Nho giáo. Quả thật như vậy, Nguyễn Trãi là một nhà nho vì thế điều tất yếu những phạm trù đạo đức Nho giáo phải được ông am hiểu và vận dụng một cách sâu sắc nhưng không phải ông bê nguyên xi vào nếp tư duy, sự hành động của mình. Nhân, nghĩa của Nho gia nhất là ở Mạnh Tử được hình thành trên cơ sở mâu thuẫn đấu tranh giữa các tiểu vương quốc, chư hầu thời Xuân Thu chiến quốc. Và đến Nguyễn Trãi, nội dung tư tưởng nhân, nghĩa ấy cũng đã được ông tiếp thu vận dụng để nêu lòng yêu nước chống ngoại xâm. Rõ ràng những quan niệm của Nguyễn Trãi về các phạm trù cơ bản của Nho giáo là hoàn toàn có những yếu tố mới dân tộc, nhân văn. Đây chính là đặc điểm đặc sắc trong tư tưởng nhân văn tiêu biểu ở Nguyễn Trãi.
Chúng ta nhận thấy rằng việc cha con Nguyễn Trãi ra làm quan với nhà Hồ là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vì, họ ra làm quan mà không hề màng đến danh lợi, quyền lực, ở đây mục đích duy nhất là hoài bão cống hiến vì cuộc sống yên vui của nhân dân, để đất nước phồn thịnh. Những năm tháng làm quan dưới triều Hồ, với một tấm lòng sắc son vì dân. Đến khi giặc Minh sang xâm lược nước ta, chứng kiến cuộc kháng chiến của nhà Hồ, sự bất lực của triều đình trước sức mạnh của quân xâm lược, hơn ai hết Nguyễn Trãi hiểu được nguyên nhân của những biến cố lịch sử đau thương ấy của dân tộc và càng tăng thêm ý chí sắt đá cứu nước, cứu dân. Nhưng chính thực tiễn sinh động của cuộc sống ấy lại là cơ sở cho những tư tưởng nhân văn hết sức sâu sắc của Nguyễn Trãi sau này.
Giặc Minh sau khi xâm lược, tiến hành đô hộ nước ta, chúng đã bắt cha con Hồ Quý Ly và gần như toàn bộ triều thần nhà Hồ, trong đó có Nguyễn Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã cùng với người em trai theo đoàn xe tù lên biên giới với ý định sang Trung Hoa muốn được bên cha chăm sóc, báo hiếu với cha trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Với một tư tưởng tiến bộ, vượt lên những giới hạn hẹp hòi của Nho giáo về chữ “trung” và chữ “hiếu”, mà ở đây là một lòng đại hiếu yêu nước, yêu dân chân thành, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên Nguyễn Trãi: “Ta coi thiên văn hai mươi năm sau, ở phương Tây sẽ có chân chúa hưng khởi, con quyết chí theo đi để rửa hận cho nước, để rửa thù cho cha, thế là đại hiếu. Chứ cứ bo bo ở dưới gối có phải là hiếu đâu” [69, tr.519]. Nguyễn Trãi đã thực hiện đại hiếu với nước với dân quên cả mình, đều này thể hiện chiều sâu tư tưởng nhân văn trong con người Nguyễn Trãi.
Khi về Đông Quan, Nguyễn Trãi bị giặc Minh bắt, biết được tài năng của ông chúng tìm mọi cách để dụ dỗ, lôi kéo ông ra làm quan cho chúng nhưng ông đã tìm mọi cách để từ chối, vì vậy chúng đã giam lỏng ông ở đó. Những năm tháng bị giam cầm cở Đông quan Nguyễn Trãi đã phải chịu một
cuộc sống khó khăn thiếu thốn rất lớn về vật chất. Những thiếu thốn về vật chất không khiến ông bận tâm nhiều. Nhưng điều đáng lo và đáng sợ với một người mang trong mình một hoài bão vì nghĩa lớn như Nguyễn Trãi đó là cuộc sống mất tự do, luôn bị kẻ thù kìm tỏa. Trong thời gian này, Nguyễn Trãi có dịp tìm hiểu kẻ thù về chính trị, quân sự, về âm mưu thống trị đàn áp dân ta của chúng. Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan, Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc, ông đã sống nhiều năm tháng giữa lòng nhân dân “sống trong không khí và chứng kiến những hành động anh hùng, bất khuất những gương hi sinh vì nước của những anh hùng nghĩa sĩ như Nguyễn Biểu, Đặng Dung… Những tấm gương ấy đã tác động mạnh vào tư tưởng, làm ông ray rứt ngày đêm, quyết tìm phương lược cứu nước” [17, tr.50]. Quá trình đi tìm minh chúa để phù, mặc dù có rất nhiều các vương tôn quý tộc nhà Trần đứng lên chống giặc nhưng Nguyễn Trãi đã không theo và ông đã chọn lựa đến với Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có thể nói trong cuộc đời, Nguyễn Trãi đã hai lần đứng trước sự lựa chọn. Lần đầu, lúc nhà Trần đang bước dần vào tình trạng khủng hoảng và đi đến suy vong, Hồ Quý Ly là đại diện cho cái mới với những cải tổ tiến bộ. Cha con Nguyễn Trãi chấp nhận Hồ Quý Ly, dẫu biết rằng chính họ Hồ là kẻ cướp ngôi vua Trần. Lần sau là việc tìm đường cứu nước, tìm chân chúa mà thờ. ng đã không theo hai cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần (1407 - 1413) mà phải nghĩ suy cân nhắc, để sau đó mới đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào năm 1418 do Lê Lợi chủ xướng và hoàn thành được khát vọng giải phóng nhân dân khỏi sự áp bức của giặc Minh, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chính những năm tháng sống cùng nhân dân, ông đã thấy cảnh lầm than, cơ cực của nhân dân. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tư tưởng nhân văn của ông về đề cao quyền sống của nhân dân và xây dựng cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Những năm tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi đã tận lực tận tâm đóng vai trò vai trò là “quân sư” tham mưu chính cho Lê Lợi đánh giặc cứu nước, cuối cùng tâm huyết của ông cũng đã được tại nguyện, nợ nước đã trả, thù nhà đã báo. Cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, đất nước được hoàn toàn giải phóng nhân dân khắp nơi vang khúc khải hoàn đó chính là tư tưởng mang tính nhân văn rộng rãi và chân thực nhất. Với lý tưởng và hoài bão cao đẹp, Nguyễn Trãi không ngừng phấn đấu xây dựng một xã hội mà ở đó có “Vua sáng, tôi hiền”, cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”. Nhưng thực tế không như Nguyễn Trãi mong muốn, triều đình phong kiến nhà Lê sau khi thiết lập được bộ mày nhà nước, một số quan cao trong triều ỷ thế là người khai quốc công thần, đã ra sức bóc lột hà hiếp nhân dân, tìm cách củng cố quyền lực và phục vụ lợi ích cho riêng mình mà không nghĩ đến sinh dân, đến đất nước. Ngay cả Lê Lợi một chủ tướng sáng suốt công minh, khi ngồi lên ngai vàng để bảo vệ quyền lợi địa vị của dòng tộc, nghe theo lời xu nịnh của gian thần đã giết hại những người cùng vào sinh ra tử với mình trong kháng chiến, đó là những khai quốc công thần như: Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo.
Trong bối cảnh xã hội và triều đình phong kiến đó, Nguyên Trãi vẫn một lòng chung thủy với lý tưởng nhân văn cao đẹp của mình đó là hết lòng vì dân vì nước. ng ra làm quan với mong muốn được cống hiến hết tâm huyết của mình cho sự yên vui của trăm họ. Nhưng những mâu thuẫn của ông với những tên nịnh thần kém tài, thiếu đức ngày càng lớn. Thất vọng và bế tắc trước hiện thực phũ phàng của cuộc sống, Nguyễn Trãi đã cáo quan về Côn Sơn để “di dưỡng tinh thần” tìm cách nâng đỡ con người bị đau khổ, những người lao động, đề cao giá trị của đạo đức, tinh thần.
Sau khi Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên ngôi, nhà vua đã vời ông ra làm quan và giao nhiều trọng trách mới phục vụ đất nước. Như vậy, một lần nữa Nguyễn Trãi lại được mang tài năng, tâm huyết và đức độ của mình ra giúp
dân, giúp nước, chính vì vậy ông trở thành cái gai của thế lực tha hóa và chúng tìm mọi cơ hội để hãm hại ông.
Cuộc đời Nguyễn Trãi khép lại bằng nỗi oan khuất và nỗi đau đến ngàn thu bởi vụ án Lệ Chi Viên. Tấm bi kịch tại Lệ Chi Viên xảy ra chính là hậu quả của những hạn chế không thể khắc phục được của chế độ phong kiến Việt Nam đương thời. Nhưng nỗi đau lịch sử ấy đã minh chứng cho tư tưởng nhân văn cao đẹp thuỷ chung vì dân, vì nước của Nguyễn Trãi. Hậu thế mãi biết đến ông không chỉ với tư cách là một nhà tư tưởng, chính trị, quân sự lỗi lạc mà còn là một con người cho đến tận những giây phút cuối cùng của cuộc đời đã hi sinh cho lý tưởng nhân văn cao đẹp là phấn đấu hy sinh cho dân, cho nước.
Vượt lên trên những giới hạn nhất định của khuôn khổ Nho, Phật,re Đạo và vượt lên trên cả những hạn chế của xã hội phong kiến Việt Nam,