KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Dạy học cách biểu đạt các giá trị tình thái cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp (Trang 28 - 30)

1. Hiện trạng của việc dạy - học cách biểu đạt các giá trị tình thái cho người Việt học tiếng Pháp trị tình thái cho người Việt học tiếng Pháp

Chúng tôi thử tìm hiểu hiện trạng của việc dạy cách biểu đạt các giá trị tình thái cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp nhằm có một câu trả lời khách quan, đúng đắn, chính xác và kinh tế.

Điều tra mà chúng tôi tiến hành với sinh viên và giáo viên tiếng Pháp thuộc nhiều cơ sở đào tạo khác nhau đã cho những kết quả hết sức tích cực và có ý nghĩa. Các kết quả này thực sự là cơ sở để xây dựng các đề xuất giáo học pháp mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

Các kết quảđạt được từđiều tra về thực trạng của việc dạy-học cách biểu đạt các giá trị tình thái cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp có thểđược tóm lược như sau.

Trước hết, các câu trả lời trong phần « Thông tin các nhân » của sinh viên cho thấy sự cần thiết phải đưa các yếu tố tình thái vào quá trình dạy-học :

+ 89% sinh viên khẳng định chưa hềđược nghe nói đến khái niệm tình thái.

+ 81% sinh viên thừa nhận ho không hiểu gì về vấn đề này.

Như vậy rất cần có được những bài tập làm quen với khái niệm này.

- Tình thái thứ nhất (M1) xem xét sự tồn tại của P hay Không-P

- Tình thái thứ hai (M2) xem xét tính khả năng giữa P hay Không-P

- Tình thái thứ ba (M3) xem xét sựđánh giá của So về P hay Không-P

- Tình thái thứ tư (M4) xem xét mối quan hệ So-S1.

Không thể sắp xếp các thái này theo trật tự nhất định vì các mối quan hệ xung quanh người nói là phức tạp và luôn thay đổi trong các phát ngôn. Chẳng hạn như câu mệnh lệnh có thể được sắp xếp vào thái xác tín, cũng có thể được xếp vào thái liên chủ thể.

Chúng tôi tiếp cận quan điểm tình thái theo hướng đa chiều này với mong muốn có thể khai thác hiệu quả các yếu tố tình thái tiếng Pháp điển hình để đưa vào dạy-học trong các lớp ngoại ngữ.

Trong khi khảo sát vị trí của tình thái qua các đường hướng dạy học tiếng Pháp, tiếng nước ngoài, chúng tôi nhận thấy các kết quả nghiên cứu lý thuyết chưa thực sự có chỗ đứng xứng đáng. Do đó, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những đề xuất giáo học pháp về việc dạy-học các yếu tố tình thái cho sinh viên Việt Nam, dựa trên việc chắt lọc những ưu điểm của các đường hướng từ trước tới nay.

hề nhận được cách « cư xử » thống nhất, cả trong triết học, logic hay ngôn ngữ học.

Trong ngôn ngữ học, tình thái luôn được nhìn nhận như một địa hạt hết sức phức tạp. Mỗi nhà ngôn ngữ học lại có một quan niệm riêng của mình, từ Benveniste (1966 : 258), J.R.Lapaire và W.Rotgé (1975 : 373), Vinogradov (1977 : 271- 272), Lyons (1977 : 425), Kerbrat-Orrecchioni (1980 : 71), Gak (1986 : 14), Maingueneau (1996 : 45), ...

Để phân định phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi đề xuất sơđồ sau : Tính chủ quan Tình thái chủ quan Tính khách quan Tình thái khách quan

Chúng tôi coi tình thái chủ quan (được xác định bằng phần màu xám) là đối tượng nghiên cứu của mình, các vấn đề liên quan đến tình thái chủ quan sẽđược xem xét một cách tỉ mỉ trong suốt quá trình nghiên cứu của chúng tôi

Khó khăn tiếp theo nằm trong sự bất ổn của ngay bản thân đối tượng nghiên cứu của khoa học về ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ tự nhiên, mà « độ co dãn » trong các nhu cầu biểu đạt ảnh hưởng rất nhiều đến hình thức ngôn ngữ (siêu ngôn ngữ).

Một số tác giả đồng nhất tình thái (modalité) với thức (mode) là một phạm trù ngữ pháp được gắn với động từ và biểu đạt thái độ của người nói đối với những điều họ nói ra. Tuy nhiên chúng ta đều biết chỉ riêng động từ là không đủđể biểu đạt muôn ngàn sắc thái tình thái mà người nói mong muốn.

Một số tác giả thì xử lý vấn đề tình thái với một nghĩa rộng hơn nhiều là dạng thức lời nói, ví dụ như Lyon (1977), Vinogradov (1977), Kerbrat-Orrecchioni (1980), Culioli (1983-1984). Nhưng cũng phải nói rằng các tác giả này khi giải quyết những vấn đề mà tình thái đặt ra, lại đi quá sâu vào các mặt, các khía cạnh rất khác biệt của địa hạt tình thái, địa hạt còn chưa được « qui hoạch » một cách rõ ràng.

Về phần mình, chúng tôi phân định khu trú lại khái niệm tình thái, khái niệm thường gắn với tính chủ quan so với những hình trạng khác nhau của mối quan hệ bên ngoài. Cũng như một số tác giá khác, chúng tôi chấp nhận các khái niệm « dictum », « modalité » và đẳng thức :

Enoncé = Dictum + Modalité

(Phát ngôn = nguyên ngôn + tình thái)

Trong đó, « dictum » được coi như lời nói nguyên giản, chưa bao hàm các chủ kiến của người nói, trong khi « modalité » tập hợp các yếu tố ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ tham gia vào quá trình hiện thực hóa phát ngôn, diễn đạt thái độ, quan điểm, sựđánh giá của người nói đối với cái được nói ra, thiết lập mối quan hệ nào đó với người nghe và tình huống giao tiếp.

Về cách biểu đạt tình thái, chúng tôi chia sẻ quan niệm của Culioli về bốn loại tình thái.

Chúng tôi cho rằng phát ngôn thực chất là câu do một người nói ra (So), hướng tới một người khác (S1). Đó chính là mối quan hệ liên nhân giữa So và S1. Mối quan hệ người nói- người nghe (người đối thoại) này xác định phát ngôn được phát ra hay được thu nhận được tổ chức chủ yếu xoay quanh người nói : một phát ngôn được thực hiện, nhờđó mà ta gợi ra, hoặc trực chỉ một hiện trạng nào đó, và qua đó ta chính là người chịu trách nhiệm cái ta nói ra, sẵn sàng bảo vệ cái đó, điều này trong truyền thống gọi là sự xác tín. Ởđây chắc chắn tồn tại mối quan hệ tương tác chủ quan, và nói như Benveniste đó là « tính tương tác chủ quan » của hoạt động ngôn ngữ. Mối quan hệ liên nhân này được người nói rất ý thức. Culioli đã lựa chọn sự xác tín nhưđiểm khởi đầu, là cơ sởđể từđó người ta thực hiện những điều chuyển khác :

Một phần của tài liệu Dạy học cách biểu đạt các giá trị tình thái cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp (Trang 28 - 30)