Các điều kiện liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý chi ngân sách trên địa bàn Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 27)

trên địa bàn Quảng Ninh

Xuất phát từ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ tiền tiêu vùng đông bắc Tổ quốc của tỉnh Quảng Ninh, là địa bàn động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và

để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH đã đặt ra, đề nghị Nhà nước quan tâm ủng hộ tỉnh một số vấn đề sau:

Tập trung chỉ đạo để triển khai nhanh các chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ, có cơ chế chính sách tập trung mọi nguồn lực triển khai các dự án hạ tầng quan trọng, phục vụ

cho các chương trình có tính chiến lược của Trung ương tại Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng,

Quy hoạch, xem xét cân đối kế hoạch đầu tư sản xuất các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có tính đến những tác động về môi trường; đáp ứng yêu cầu công nghệ tiên tiến, hiện đại, không ảnh hướng xấu đến môi trường du lịch và dân sinh.

Về một số cơ chế, chính sách Tài chính liên quan để triển khai thực hiện các danh mục các dự án đầu tư nêu trên, cũng như yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.

KT LUN

Quản lý chi ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH là một vấn đề tất yếu, song mới chỉ thực sựđược chú trọng trong thời gian gần đây cùng với công cuộc cải cách chi ngân sách nhằm gắn kết kế hoạch, chiến lược với ngân sách.

Ở nước ta, mặc dù đẩy mạnh cải cách lĩnh vực công nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng với những đóng góp không thể phủ nhận đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, song đây vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH ở Việt

Nam, cho dù đã có không ít các nghiên cứu đánh giá chi tiêu công, đánh giá cơ cấu chi và những đổi mới về quy trình quản lý chi ngân sách. Nội dung của việc gắn kết kế hoạch, chiến lược với ngân sách mà mục đích cuối cùng là quản lý chi nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển KT-XH cũng chỉ mới được phổ biến ở Việt Nam qua một số dự án, điển hình là dự án cải cách quản lý tài chính công do Ngân hàng thế giới tài trợ cho Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các nội dung này hoàn toàn mang tính lý thuyết và còn giới hạn ở phạm vi quốc gia.

Phân cấp ngân sách thời gian qua là một trong các kênh, công cụ nhằm gắn kết kế

hoạch, chiến lược với ngân sách ở cấp địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng quản lý chi ngân sách của địa phương nhằm phát triển KT- XH. Trong bối cảnh như vậy, luận án đã cố gắng tổng quát một cách có hệ thống nội hàm của quản lý chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH nói chung và áp dụng khung phân tích này vào

đánh giá khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của cả nước. Tiếp đó là đánh giá chi tiết thực trạng quản lý chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH của Quảng Ninh.

Các nghiên cứu phân tích, đánh giá cho thấy rằng, đã có những tiến bộ nhất định trong việc phân bổ ngân sách theo các nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế ở cả cấp quốc gia và khu vực, song phân bổ ngân sách vẫn dàn trải, ngắn hạn, chưa dựa trên các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế tương ứng với mục tiêu phát triển KT-XH. Quản lý việc sử dụng ngân sách về cơ

bản vẫn tập trung vào xem xét xem các khoản ngân sách được phân bổ có được sử dụng đúng mục đích hay không? Các khoản chi có đúng chếđộ, định mức hay không? Kết quả của việc sử dụng ngân sách như thế nào chưa được quan tâm đúng mức. Đối với mục đích công bằng xã hội, mặc dù các cơ chế, chính sách đã có tác dụng thu hẹp đáng kể khoảng cách về ngân sách/đầu người giữa các địa phương, tuy nhiên vấn đề này chỉ thực sự diễn ra vào đầu kỳổn

định. Việc quản lý ngân sách nhằm kế hoạch hoá nền kinh tế, hạn chế các biến động kinh tế

có tính chu kỳ có thể nói là khâu chậm đổi mới nhất cảở cấp quốc gia và cấp địa phương. Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH trên địa bàn Quảng Ninh, thực hiện mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây chính là mục tiêu đặt ra của luận án. Tuy vậy, do là một vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung và do có những hạn chế nhất định về năng lực, thời gian, nên còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 27)