Tổ chức hòa giải tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi và có đáp áp môn luật lao động (Trang 27 - 29)

a. Tại phiên họp hòa giải, Hội đồng phải kiểm tra sự có mặt của các bên tranh chấp, những người được mời. Trường hợp các bên tranh chấp không có mặt mà ủy quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy ủy quyền. Nếu các bên vắng mặt mà không cử người đại diện, hoặc cử mà không có giấy ủy quyền thì hướng dẫn cho các bên làm đúng thủ tục hoặc hoãn phiên họp hòa giải sang buổi khác. Hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý mà các bên không đến hoặc không cử đại diện tới phiên họp của Hội đồng hòa giải theo giấy triệu tập thì Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành.

b. Khi các bên có mặt đầy đủ tại phiên họp thì Hội đồng tiến hành hòa giải theo trình tự sau: + Tuyên bố lý do của phiên họp hòa giải tranh chấp lao động;

+ đọc đơn của nguyên đơn; + Bên nguyên đơn trình bày; + Bên bị đơn trinh bày;

+ Hội đồng hòa giải chất vấn các bên, nêu các chứng cứ và yêu cầu nhân chứng phát biểu (nếu có). + Người bào chữa của đương sự phát biểu (nếu có);

c. Hội đồng hòa giải căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên, phân tích đánh giá vụ việc, nêu những điểm đúng, sai của các bên tự hòa giảivới nhau hoặc đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét, thương lượng và chấp thuận.

+ Trường hợp các bên tự hòa giải được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng ghòa giải lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải phải lập thàng 3 bản có chữ ký của chủ tịch, thư ký Hội đồng hòa giải, của các bên tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.

+ Trường hợp các bên không tự hòa giải được, hoặc không chấp thuận phương án hòa giải thì Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của các bên; biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hòa giải; các bên tranh chấp và được sao gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 3 ngàykể từ ngày hòa giải không thành và đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án (nếu tranh chấp lao động cá nhân) hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài cấp Tỉnh giải quyết (nếu tranh chấp lao động tập thể).

+ Hội đồng hòa giải có trách nhiệm chuyển hồ sơ lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan đó, bao gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của đương sự, biên bản hòa giải không thành, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.

d. Tiếng nói và chữ viết trong quá trình hòa giải tran chấp lao

động là tiếng Việt. Nếu người tham gia hòa giải tranh chấp lao động không sử dụng được tiếng Việt thiò người sử dụng lao động phải cử phiên dịch tham gia trong quá trình hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động.

Từ khi ban hành cho đến nay, Bộ luật Lao động (BLLĐ) đã tạo một hành lang pháp lý quan trọng điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và NLĐ hài hoà, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Khi nền kinh tế và xã hội phát triển nhanh với điểm nhấn VN gia nhập WTO, BLLĐ đã lộ ra những bất cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan hệ lao động.

Bất cập giữa luật và văn bản hướng dẫn

Theo tinh thần của BLLĐ và Luật Dạy nghề 2006, trường hợp người học nghề, tập nghề được DN tổ chức dạy nghề không thu phí học nghề, nếu đã ký HĐLĐ và cam kết làm việc cho DN theo một thời hạn nhất định mà không làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cam kết làm việc cho DN thì phải bồi thường chi phí dạy nghề (theo Điều 24, BLLĐ, Điều 37 Luật Dạy nghề 2006).

Tinh thần của BLLĐ và Luật Dạy nghề là vậy, nhưng Nghị định số 44/2003/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã loại trừ một số trường hợp, đó là khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng và đủ theo các quy định tại Điều 37 BLLĐ thì không phải bồi hoàn chi phí đào tạo.

Trong thực tế, để chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của NLĐ VN, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, bằng chi phí của mình, đã đưa NLĐ của mình sang các nước phát triển để đào tạo từ vài tháng đến vài năm với cam kết NLĐ phải làm việc cho DN trong khoảng thời gian nhất định. Nhiều NLĐ đã về nước, đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của DN nói riêng và kinh tế VN nói chung.

Tuy nhiên, một số NLĐ, căn cứ vào lỗ hổng của pháp luật lao động hiện hành, đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn của mình theo đúng quy định của pháp luật, không thực hiện cam kết làm việc cho DN trong một thời hạn nhất định như đã thỏa thuận.

Theo đó, họ đương nhiên có quyền hủy bỏ cam kết làm việc cho DN mà không phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Căn cứ họ đưa ra theo quy định tại điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, điều 4, khoản b, thông tư số 21/2003/TT-

BLĐTBXH, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định tại Điều 37 BLLĐ thì không phải bồi thường chi phí đào tạo.

a) Những quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP và thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH đã đi ngược lại tinh thần của BLLĐ và Luật Dạy nghề 2006 do Quốc hội ban hành, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo.

b) Bản thân toà lao động, Toà án Nhân dân Tối cao cũng không có hướng giải quyết rõ ràng cho đến thời điểm này vì đang tồn tại hai quan điểm xét xử hoàn toàn trái ngược nhau đối với trường hợp này.

Căn cứ theo báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành toà án nhân dân, tại trang 78, quan điểm thứ nhất cho rằng NLĐ không phải bồi thường chi phí đào tạo căn cứ theo điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, điều 4, khoản b, thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH; quan điểm thứ hai, trái ngược lại, cho rằng NLĐ phải bồi thường chi phí đào tạo với lý do bản cam kết làm việc cho DN cũng có giá trị pháp lý, bổ sung cho hợp đồng lao động. Toà lao động, Toà án Nhân dân Tối cao tuy nhất trí với quan điểm thứ hai, nhưng cho rằng phải có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

c) Sự bất cập trong những văn bản dưới luật trên sẽ làm nản lòng những nhà đầu tư muốn chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho NLĐ VN.

Phải sòng phẳng về tiền lương làm thêm giờ

Điều 70 BLLĐ, điều 6 Nghị định số 195/CP ngày 31.12.1994 quy định thời gian làm việc ban đêm là từ 22h đến 6h hoặc từ 21h đến 5h sáng hôm sau. Hiện nay, hầu hết các DN phía nam đều áp dụng thời gian làm việc ban đêm là từ 22h đến 6h vì có lợi cho chi phí lương của DN. Thông thường, giờ hành chính sẽ chấm dứt từ 17h. Nếu DN áp dụng thời gian làm việc ban đêm là từ 22h, trường hợp một NLĐ làm thêm giờ từ 17h đến 22h, DN sẽ thanh toán tiền làm thêm giờ cho NLĐ như sau:

5h x 150% = 7,5h thay vì 4h x 150% + 1h x 150% x 130% = 7,95h (nếu thời gian làm việc ban đêm là từ 21h). Như vậy, DN đã giảm bớt chi phí 0,45h tiền lương cho một NLĐ làm thêm giờ. Việc áp dụng sai quy định này của các DN phía nam chưa bao giờ bị thanh tra lao động nhắc nhở hoặc xử phạt.

Nhưng còn lý do khác để giải thích vì sao DN phía nam áp dụng quy định giờ làm việc ban đêm là từ 22h đến 6h. Đó là vì sức khỏe của NLĐ và sự phù hợp với điều kiện thời tiết. Các DN thường quy định thời gian làm việc ban đêm trùng với giờ làm ca 3 trong các ca sản xuất. Nếu NLĐ làm việc ca 1 (6h -14h) sẽ dậy lúc 5h sáng và ra khỏi nhà lúc 5h30, thời gian này phù hợp hơn là dậy lúc 4h sáng và khỏi nhà lúc 4h30 cho ca 1 từ 5h sáng trong môi trường thời tiết ở miền Nam VN.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi và có đáp áp môn luật lao động (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w