Truyền hình Analog:

Một phần của tài liệu tiểu luận quá trình phát triển của tivi và công nghệ truyền hình (Trang 25 - 31)

VII. Mẫu TV cao cấp nhất mùa hè 2012

1)Truyền hình Analog:

a)Analog là gì?

Thông tin được truyền đi bằng tín hiệu liên tục trong không trung (analog signal). Analog Data có giá trị liên tục về mặt thời gian, trong một khoảng thời gian nhất định, giống như tiếng nói của chúng ta hằng ngày là một hàm liên tục, đó là một dạng Analog Data, cũng giống như dữ liệu được thu thập từ các bộ cảm biến nhiệt độ, áp suất... Một Analog Signal là một dạng sóng điện liên tục, nó có thể được truyền qua rất nhiều môi trường,tùy thuộc vào tần số, ví dụ môi trường có dây dẫn thì có cặp dây xoắn ốc, cáp đồng trục, cáp quang, hoặc có thể truyền qua môi trường không khí, truyền qua không gian.

Đây là bức ảnh chụp năm 1952 tại Mỹ với các kiểu cần antenna thu phát sóng truyền hình khác nhau.

b) Truyền hình cáp:

Công nghệ truyền hình cáp và vệ tinh đã khiến tình hình thay đổi và khán giả có nhiều lựa chọn đa dạng hơn.

Là truyền hình cáp hữu tuyến là một mạng truyền hình trong đó tín hiệu được truyền qua những dây dẫn để đến tivi. Dây dẫn được đề cập ở đây có thể là cáp quang hoặc cáp đồng trục, trong thực tế mạng CATV là một mạng lai giữa cáp đồng trục và cáp quang (Hybrid Fiber Coa xia l – HFC).Tín hiệu được thu tại những địa điểm có sóng tốt, sau khi được xử lý tại phòng máy, tín hiệu sẽ được dẫn đến các hộ thuê bao bằng dây dẫn.

 Ưu điểm:

- Cung cấp một số lượng kênh hơn hẳn so với truyền hình vô tuyến.

- Chất lượng mạng truyền hình cáp hữu tuyến không bị ảnh hưởng bởi địa hình, không bị che chắn bởi nhà cao tầng. CATV đặc biệt phù hợp các đô thị đông dân cư.

- Không sử dụng anten góp phần tăng vẻ mỹ quan cho các thành phố.

- Có thể tích hợp các dịch vụ cộng thêm: thoại, internet, video on demand, … trên mạng truyền hình cáp.

 Nhược điểm:

- Việc triển khai mạng cáp hữu tuyến tốn rất nhiều chi phí, thời gian và công sức. - Chỉ phù hợp với những khu đông dân cư do vậy không thể triển khai cho một khu vực rộng lớn.

- Mặc dù chất lượng tín hiệu trong mạng cáp là khá tốt nhưng do sử dụng công nghệ analog nên vẫn còn kém hơn nhiều so với truyền hình kỹ thuật số.

2) Truyền hình Digital:

a) Digital là gì?

Digital Data thì có giá trị rời rạc, ví dụ như text hoặc số interger.

Một Digital Signal là những xung điện, được truyền trên môi trường dây dẫn, ví dụ một hằng số điện thế dương thể hiện số binary 1, một hằng số mức điện thế âm thể hiện số binary 0, chẳng hạn như vậy.

 Ưu điểm:

- Rẻ hơn, kinh tế hơn so với Analog Signal và ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu giao thoa.  Nhược điểm:

- Suy hao nhiều hơn.

b) Truyền hình kỹ thuật số (digital): Phần lớn kênh truyền hình phát trong mạng cáp hiện nay sử dụng kỹ thuật tương tự (analog). Và truyền hình kỹ thuật số (digital) cho chất lượng hơn hẳn so với kỹ thuật analog. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán giả truyền hình. Các công ty đang dần triển khai dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số trên mạng cáp của mình.

Để thực hiện được điều này thì các thiết bị trên mạng truyền hình cáp phải đảm bảo truyền được thông tin hai chiều. Ngoài ra tại đầu cuối, thuê bao cần có modem cáp để chuyển đổi dữ liệu theo chuẩn truyền dữ liệu trên mạng cáp (theo chuẩn DOCSIS - Data Over Cable Service Interface Specification) và tại headend phải có bộ CMTS (Cable Modem Termination System) để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Tín hiệu haichiều trên

mạng CATV phân biệt được với nhau dựa vào tần số.

C. CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRI ỂN TV VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH:

Nguyên tắc 1: Phân nhỏ.

Như chúng ta đã biết một màn hình plasma chất lượng cao, hình ảnh chân thực là nhờ vào độ tương phản cao do công nghệ plasma đem lại, tuy nhiên giá thành của nó rất mắc, tuổi thọ ko bền. Màn hình LCD ra đời với ưu điểm là giá thành rẻ hơn, tuổi thọ cao đã chiếm được cảm tình của người sử dụng. Tuy nhiên người sử dụng vẫn thích sở hữu một màn hình LCD có độ tương phản của công nghệ plasma và giá thành của một màn hình LCD như vậy thì có giá cao hơn một màn hình plasma cùng kích cỡ rất nhiều.Do vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng màn hình LCD với giá thành hợp lý và đẩy mạnh số lượng s ản xuất. Các nhà sản xuất đã chia nhỏ các dòng TV LCD ra thành các dòng cụ thể

+ LCD sử dụng đèn chiếu CCFL (đèn quỳnh quang lạnh). + LCD có trang bị thêm tấm nền IPS (In Plane Switching).

+ LCD có trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local dimming).

Nguyên tắc 2: Tách khỏi.

Kể từ năm 1929 sau khi các nhà phát minh Philo Farnsworth và Vladimir Zworykin nghiên cứu độc lập về truyền dẫn bằng ống điện tử.Hệ thống truyền hình đã truyền được hình ảnh một con người thật chứ không phải bằng hình ảnh tĩnh, hay các đoạn phim chuyển động. Chỉ với việc loại bỏ được mô tơ chuyển động, hệ thống truyền hình mới với sự kết hợp các máy quét điện tử và ống tia cực âm (CRT) đã đánh dấu bước đột phá trong công nghệ truyền hình của nhân loại.

Nguyên tắc 3: Phẩm chất cục bộ.

Màn hình Led được xe m là màn hình có độ sáng tốt nhất so với plasma, lcd. Về độ đen s âu (black-level) và độ tương phản (contrast ratio) đứng thứ nhì so với plasma. Tuy nhiên ở các màn hình Led công nghệ mới, các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục độ tương phản của Led sao cho nó tương đương với plasma bằng cách trang bị thêm kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local dimming). Với công nghệ mới này một màn hình LED nền trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ sẽ có thể cho độ tương phản tương tự như một màn hình Plasma (cùng phân khúc). Nó có thể trình diễn những gam màu đen tuyệt đối mà không cần tắt hết các đèn LED phía sau

Nguyên tắc 5: Kết hợp.

Hãng Mitsubishi là hãng duy nhất nghiên cứu theo đuổi công nghệ DLP và chuyển giao công nghệ này từ máy chiếu vào HDTV.

DLP – Digital Light Processing được coi là loại chíp xử lý ánh sáng tinh vi nhất

trên thế giới hiện nay, có thể tái tạo hàng tỷ màu sắc khác nhau khiến hình ảnh xuất ra sắc nét và mịn màng hơn.

Ưu điểm của công nghệ DLP là tạo được các hình ảnh mượt mà do các điểm ảnh gần như không có khoảng cách, không lộ điểm ảnh và không còn hiện tượng lệch hội tụ.

Nguyên tắc 6: Vạn năng.

Thế hệ TV ứng dụng màn hình công nghệ OLED s ẽ mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét trong khi màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập.Màn hình OLED có lợi thế vượt trội so với LCD: không cần ánh s áng chiếu bên trong nên diện tích hiển thị hình ảnh có thể ra đến mép màn hình, có nghĩa là chúng có thể đặt cạnh nhau để tạo một màn hình liên tục. Bạn còn có thể sử dụng một phần hoặc tất cả màn hình để xem các chương trình, phim ảnh, trang web hay cập nhật mạng xã hội.

Nguyên tắc 7: Chứ a trong.

Đối với màn hình LCD, chứa tinh thể lỏng bên trong và sử dụng đèn huỳnh quang âm cực (CCFL) để chiếu sáng màn ảnh. Đặc điểm này làm cho màn hình LCD tiết kiệ m điện hơn plasma, và có độ dày mỏng hơn.

Nguyên tắc 9: Gây ứng suất sơ bộ.

Cách thức mà ống phóng tia âm cực CRT hoạt động trong việc truyền và nhận tín hiệu. Kĩ sư Alan Archibald Campbell-Swinton sử dụng một màn ảnh để thu nhận một điện tích thay đổi tương ứng với hình ảnh, và một súng điện tử trung hoà điện tích này, tạo ra dòng điện tử biến thiên.Kết quả ta thu được các điểm ảnh (pixe l) của hình ảnh cần truyền trên màn ảnh.

Nguyên tắc 10: Thực hiện sơ bộ.

Bộ điều khiển từ xa của TV (remote) giúp người sử dụng có thể điều chỉnh hay chuyển kênh khi cần mà khỏi phải di chuyển đến gần TV.

Nguyên tắc 15: Linh động.

Màn hình công nghệ OLED sẽ mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét trong khi màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập.

Nguyên tắc 20: Liên tục tác động có ích

Công nghệ sản xuất TV luôn cải tiến và phát triển đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của công nghệ truyền hình. Truyền hình analog thời gian trước đây phải sử dụng ăngten. Khi phát triển lên truyền hình cáp ( vẫn truyền bằng tín hiệu analog) sử dụng cáp đồng trục dẫn truyền tín hiệu đến từng hộ dân và đã loại bỏ ăng-ten đem lại vẻ mỹ quan. Tiếp tục với xu thế số hóa (digital) s ẽdần triển khai dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số trên mạng cáp.

Nguyên tắc 23: Quan hệ phản hồi.

Sử dụng 6 tấm OLED nối liền nhau trên tường tạo thành một màn hình cỡ 3,6 x 1,4 m, NDS đã xây dựng một mẫu thử như thế. Màn hình sẽ hiển thị các hoa văn bức tường sau nó khi không hoạt động. Một máy chủ video sẽ đẩy nội dung phân giải cao lên màn hình dưới sự điều khiển của một trình duyệt thông thường trên điện thoại hoặc máy tính của người sử dụng, đồng thời cho phép người sử dụng chọn bất kỳ nơi nào trên màn hình để hiển thị video, trang web, mạng xã hội hoặc Skype. Trọng tâm của trải nghiệm chính là độ nhúng chìm mà người xe m muốn có.

Khi chọn độ nhúng chìm sâu và cho bộ phim chiếm hầu hết diện tích màn hình với một dòng bình luận mạng xã hội bên dưới. Khi người dùng chọn độ nhúng chìm nông, tin tức có thể hiển thị ở giữa với các cuộc gọi Skype hay mạng xã hội và nội dung trang web điểm xuyết xung quanh. Các kênh âm thanh qua kết nối không dây sẽ phục vụ mỗi người sử dụng.

Nguyên tắc 25: Tự phục vụ.

Các diode trên màn hình OLED s ẽ tự phát sáng thay vì phải sử dụng hệ thống đèn chiếu nền như các màn hình LCD hay LED. Điều này giúp cho màn hình cực kỳ mỏng, chỉ 2 đến 3 mm, tiết kiệ m năng lượng hơn LCD, đặc biệt là Plasma. Khả năng hiển thị hình ảnh cũng s áng hơn và trong hơn so với bộ phận lọc màu của màn hình tinh thể lỏng LCD.

Nguyên tắc 28: Thay thế sơ đồ cơ học.

Sự thay thế công nghệ CRT bằng các công nghệ Plasma, LCD, LED hay chipDPL mà hãng Mitsubishi đang nghiên cứu.

Nguyên tắc 30: Sử dụng vỏ dẻ o và màng mỏng.

OLED -Organic Light EmittingDiodes, là công nghệ quang điện hữu cơ. Một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon được tráng giữa hai dây dẫn.

Nguyên tắc 31: Sử dụng vật dụng nhiều lỗ.

Công nghệ quang điện hữu cơ (OLED). Một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon được tráng giữa hai dây dẫn. Khi dòng điện chạy qua, các chất liệu OLED đều phát sáng, mỗi điểm ảnh là một diode phát sáng nhỏ và cho phép hiển thị hình ảnh theo từng phần và tiêu tốn ít điện năng.

Nguyên tắc 32: Thay đổi màu sắc.

Ý tưởng TV trong suốt là sự áp dụng nguyên lý thay đổi màu sắc đầy bức phá. Đem lạ i một sản phẩm đầy sáng tạo và triển vọng trong tương lai.

Nguyên tắc 40: Sử dụng vật liệu hợp thành composit hay vật liệu mới.

Thế hệ TV ứng dụng màn hình công nghệ OLEDsử dụng vật liệu xanh: một màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon. Nên màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp nếp nhưng không để lại vết gập.

Một phần của tài liệu tiểu luận quá trình phát triển của tivi và công nghệ truyền hình (Trang 25 - 31)