Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ (trùn quế) xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình (Trang 29 - 31)

• Thiết bị

- Vật nuôi : giun đỏ

- Sinh khối giun gồm : phân giun, trứng giun. Phân giun được lấy từ cơ sở nuôi giun ban đầu, tạo dần sinh khối qua thời gian.

- Thùng nuôi giun : thùng xốp có thể tích (40cm * 30cm * 30cm).Thùng có lỗ thoát nước ở dưới đáy.

- Rác thải sinh hoạt hữu cơ (cơm thừa, rau thừa, vỏ hoa quả,…) • Bố trí thí nghiệm

Tiến hành phân loại rác: oRác thành phần hữu cơ :

- Tinh bột (cơm thừa, bánh mỳ,…)

- Cellulozo ( rau xanh, hoa quả, vỏ hoa quả ….) - Hỗn hợp

oRác thành phần vô cơ: nilon, nhựa,… được loại bỏ vì giun không có khả năng phân hủy.

Lựa chọn giun quế: Chọn giun khỏe mạnh, màu nâu sẫm.

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu đã nêu ở trên chúng em tiến hành 3 thí nghiệm

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 1 gồm 4 công thức và 2 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Cho 200g giun vào thùng xốp có kích thước chiều dài*chiều rộng*chiều cao là 40cm*30cm*30cm. Các thùng xốp đều được bố trí các công thức thí nghiệm như sau.

- Công thức 1 = 2kg chất thải hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là tinh bột (cơm, ngô)

- Công thức 2 = 2kg chất thải hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là cellulozo (rau xanh, vỏ hoa, củ, quả)

- Công thức 3 = 2kg chất thải hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là chất đạm hoặc dầu mỡ (Thức ăn có chứa dầu mỡ)

- Công thức 4 = 2kg hỗn hợp 3 loại chất thải trên theo tỉ lệ CT1:CT2:CT3 lần lượt là 3:4:3.

Qua quan sát chúng ta thấy được thời gian giun xử lý hết các loại chất thải hữu cơ của 4 công thức khác nhau.Thí nghiệm này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý các loại rác thải sinh hoạt hữu cơ khác nhau của giun đỏ.

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 2 gồm 4 công thức và 2 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Cho 200g giun vào thùng xốp có kích thước chiều dài*chiều rộng*chiều cao là 40cm*30cm*30cm. Các thùng xốp đều được bố trí các công thức thí nghiệm như sau.

- Công thức 1 = 5kg chất thải hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là tinh bột (cơm, ngô)

- Công thức 2 = 5kg chất thải hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là cellulozo (rau xanh, vỏ hoa, củ, quả)

- Công thức 3 = 5kg chất thải hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là chất đạm hoặc dầu mỡ (Thức ăn có chứa dầu mỡ)

- Công thức 4 = 5kg hỗn hợp 3 loại chất thải trên theo tỉ lệ CT1:CT2:CT3 lần lượt là 3:4:3.

Thời gian theo dõi là : 20 ngày.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cung cấp đầy đủ các yếu tố về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho giun trong các ô thí nghiệm. Sau 20 ngày, chúng em tiến hành tách giun ra khỏi môi trường sống và đo đếm lượng giun tăng thêm.

Thí nghiệm này nhằm đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của giun đỏ trong các điều kiện môi trường chất thải hữu cơ khác nhau.

Thí nghiệm 3

Thí nghiệm 3 gồm 3 công thức và 2 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

3 công thức như sau :

o Công thức 1 = 200g giun đỏ o Công thức 2 = 300g giun đỏ o Công thức 2 = 300g giun đỏ

Cho lần lượt 3 công thức trên vào thùng (ô) thí nghiệm có (chiều dài * chiều rộng * chiều cao) là (40cm * 30cm * 30cm). Lượng rác được dùng trong mỗi ô thí nghiệm là 1kg rác hỗn hợp có tỉ lệ (cellulozo:tinh bột:đạm,dầu mỡ) là 4:3:3.

Thí nghiệm này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giun đến khả năng phân hủy rác hữu cơ.

Một phần của tài liệu Luận văn ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ (trùn quế) xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w