ràng buộc về khả năng hồi phục mạng và độ trễ, làm cho hiệu quả
sử dụng băng thông tốt hơn, tiết kiệm chi phí, khả năng thiết kế
mạng linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn mạng NGN hiện nay.
Các kết quả nghiên cứu, đề xuất và tính toán của luận án này phù hợp với mục đích nghiên cứu đề ra ban đầu. Những kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong việc xây dựng những công cụ thiết kế
topology cho các mạng đa dịch vụ với hạ tầng mạng IP mà điển hình là mạng NGN.
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Từ những kết quả nghiên cứu mà luận án đã đạt được, chúng tôi cũng đề xuất những hướng nghiên cứu có thể triển khai tiếp theo:
* Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thích nghi trong quá trình thiết kế topology mạng.
Trong giai đoạn thiết kế topology mạng với ràng buộc về trễ trung bình, tham số εnhưđã trình bày ở trên nên có giá trị thay đổi một cách thích nghi trong quá trình thực hiện. Theo cách này, giá trị của tham số sẽđược tựđộng điều chỉnh tựđộng đến một giá trị thích hợp
để thuật toán có hiệu suất thực hiện cao và tạo ra các giải pháp với chất lượng tốt.
* Ứng dụng thuật toán di truyền trong tính toán băng thông dự
phòng trong mạng có khả năng hồi phục
Để giảm thiểu hơn nữa chi phí cho mạng có khả năng hồi phục, trong quá trình tính băng thông dự phòng có thể sử dụng thuật toán di truyền với phương pháp mã hóa cho nhiễm sắc thể là chuỗi tuần tự
các sự cố có thể xảy ra.
* Nghiên cứu phân bổ băng thông các tuyến kết nối dự phòng để đảm bảo chất lượng dịch vụở một mức độ nhất định khi có sự cố. Một vấn đề khác trong quá trình tính toán băng thông trên các tuyến kết nối của đườngdự phòng cho mỗi phần lưu lượng bịảnh hưởng bị
sự cố, hiện tại được tính với giá trị bằng phần lưu lượng bị ảnh hưởng, do vậy khi mạng bị sự cố, chất lượng dịch vụ có thể bị suy giảm một phần, cụ thể là trễ trung bình trên toàn mạng có thể tăng lên. Nói chung, để đảm bảo chất lượng dịch vụ như điều kiện bình thường cần phải phân bổ thêm băng thông. Tuy nhiên việc phân bổ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Quý Minh Hiền, Phạm Quốc Huy (2007), “Một thuật toán gen cho thiết kế topology mạng có khả năng hồi phục”, Tạp chí tin học và điều khiển học, 23(1), tr.59-70. 2. Phạm Quốc Huy (2007), “Một phương pháp mới dùng thuật
toán di truyền cho thiết kế topology mạng backbone”, Tạp chí bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, 3(18), tr.34-42.
3. Nguyễn Quý Minh Hiền, Phạm Quốc Huy (2008), “Tính chi phí băng thông hồi phục đảm bảo an toàn thông tin cho mạng băng rộng”, Tạp chí an toàn thông tin, 3(006), tr.14- 17.
4. Pham Quoc Huy, Nguyen Quy Minh Hien, Nguyen Ngoc San (2008), “Delay and restorability-based constraints network topological design algorithm”, Tạp chí khoa học và công nghệ, 2(46), tr.1-8.