D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5. Chuẩn bị cho biểu diễn
- Phân vai - Đạo cụ, trang phục sân khấu - Âm thanh, tiếng động - Kế hoạch tập.
(4) Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự theo hướng dẫn SGK. ---
Tuần 3 - Tiết 9 Ngày soạn:... Ngày dạy:...
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰA. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS nắm vững mục đích giao tiếp của tự sự, có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của nó. Tháy được đặc điểm của tự sự và nhận vật, sự việc trong văn bản Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỷ
Tinh.
2.Kỹ năng: Bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. Chỉ ra được nhân vật và
sự việc trong hai truyền thuyết đã học.
- KNS : Giao tiếp, trình bày, viết sáng tạo, thảo luận...
3.Thái độ: HS có ý thức sử dụng hiệu quả phương thức tự sự để đạt được mục đích. 4. Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT,
theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói. HS thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, đam mê, khát khao khám phá.
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B.CHUẨN BỊ:
PHIẾU BÀI TẬP
Đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng.
(...) Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sống phúc đức nhưng lại muộn con.
(...) Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.
(...) Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Giặc Ân xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh.
(...) Đứa bé lớn nhanh như thổi. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé, mong chú giết giặc cứu nước.
(...) Một hôm bà lão ra đồng thấy một vết chân to, ướm thử, về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô.
(...) Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
(...) Đứa bé vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác.