Định hướng nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các chủ thể chính trị trong quản lý

Một phần của tài liệu c trị với QLXH 123doc (Trang 29 - 32)

chính trị trong quản lý .

- Một lá, nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân trong quản lý kinh tế . Cần khẳng định nhân dân là người chủ đích thực và cao nhất của đất nước ; nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chứ năng quản lý của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Nhà nước có chức năng và trách nhiệm quản lý tất cả các thành phần kinh tế, nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị và cơ sở doanh nghiệp.

- Hai là , nâng cao năng lực quản lý thống nhất của chính quyền trung ương đi đôi với phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương : tăng cường phối hợp quản lý theo nghành và địa phương.Phân định rõ ràng chức năng mối quan hệ

giữa Quốc hội , Chính phủ với cán bộ , ngành , ủy ban nhân dân , tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý Nhà nước về kinh tế .

- Ba là , đẩy mạnh cải cách hành chính , tách chức năng quản lý hành chính của nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh của doanh nghiệp. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh thể chế kinh tế bao gồm hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành đồng bộ yếu tố thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đổi mới công tác kế hoạch hhoas phù hợp với nền kinh tế thị trường; cải cách thủ tục hành chinhscar về quy chế và tổ chức thực hiện; sắp xếp chấn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đảm bảo tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh.

- Bốn là, tiếp tục đổi mới chính sách của nhà nước về tài chính ,tiền tệ , bảo đảm tính bền vững và sự ổn định của nên tài chính quốc gia . Nền tài chính quốc gia ổn định khichính sách tiền tệ đúng đắn , đảm bảo giá trị đồng tiền , ngăn chặn lạm phát để phát triển kinh tế . Phân biệt quyền sở hữu và quyền kinh doanh của các daonh nghiệp , xóa bỏ chế độ cơ quan cấp hành chính chủ quản. Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính và tiềm năng trong nước; thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước ổn định, công bằng, không phân biệt các thành phần kinh tế. Hoàn thiện chính sách và cơ cấu chi ngân sách theo hướng tích cực, triệt để xóa bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.

- Năm là ,xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ , công chức thông qua sự phát huy dân chủ của công tác cán bộ và qua cơ chế tuyển dụng , đào thải nghiêm minh , cải tiến chế độ tiền lương công chức theo tinh thần lương của công chức hành chính phải là nguồn thu nhập chính để đảm bảo mức sống và tái sản xuất

sức lao động và phải đủ cao. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Tăng cường sự độc lập và hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp, cải tiến luật lệ theo cách giảm sự tùy tiện của công chức, có chế độ khen thưởng và bảo vệ người phát hiện tham nhũng.

KẾT LUẬN

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực tác động của Nhà nước tới phát triển nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nhà nướccần

sớm hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống

pháp luật về sở hữu. Hệ thống luật này phải khẳng định và bảo vệ sự tồn tại khách

quan, lâu dài tính đa dạng của các hình thức sở hữu; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu. Cần xác định rõ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của

Nhà nước ta là cung cấp môi trường pháp lý tin cậy cho các chủ thể kinh tế phát huy tối đa năng lực của họ.

Cùng với vấn đề then chốt trên, cần tiếp tục phân định rạch ròi chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Nhà nước cần làm tốt chức năng hỗ trợ cho toàn xã hội sản xuất hàng hóa công cũng như tư; đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

Yêu cầu giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đòi hỏi đổi mới kinh tế phải kiên định, triệt để, mạnh mẽ và đồng bộ, vững chắc hơn theo hướng thị trường, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế và cải cách nền hành chính công, sớm hình thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ, giảm hợp lý đầu tư công và nâng cao hiệu quả đầu tư công, đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước trên nguyên tắc thị trường, cạnh tranh, công nghệ mới và hiệu quả.

Để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cần cải cách thể chế xây dựng chính sách, tích cực đấu tranh chống các hành vi độc đoán, chuyên

quyền, tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả tác động của Nhà nước tới sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu c trị với QLXH 123doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w