Đánh giá về chủng loại tàu trên các các tuyến luồng hàng hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an tien si Nguyen Xuan Thinh (Trang 66 - 72)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3 Đánh giá về chủng loại tàu trên các các tuyến luồng hàng hải Việt Nam

Nam

Đối với Việt Nam - quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài, với nhiều eo, vũng, vịnh sâu nằm gần các đô thị lớn, trung tâm du lịch biển, đảo và các khu vực sản xuất hàng hóa,… lại án ngữ con đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất trên thế giới, thì phát triển hệ thống cảng biển càng có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều hải cảng quy mô quốc gia và quốc tế trên phạm vi cả nước, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế biển. Đến nay, đã có 160 bến cảng đưa vào sử dụng, được phân bố trên từng khu vực, địa bàn cả nước, với năng lực thông quan hàng hóa ngày càng tăng. Năm 2018, sản lượng thông quan hàng hóa của toàn hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt trên 600 triệu tấn. Trong đó, riêng ngành Hàng hải đang quản lý, khai thác 35 luồng vào các cảng quốc gia, hàng chục luồng vào các cảng chuyên dụng và trên 330 cầu bến,… với tổng chiều dài lên tới 39.950 m, tăng gấp hai lần so với năm 1999, góp phần đưa năng suất xếp dỡ, thông quan hàng hóa các loại của hệ thống cảng biển Việt Nam lên ngang hàng các nước trong khu vực.

Để đảm bảo hoạt động thương mại trên biển, việc quan tâm, chú ý đến an toàn hàng hải làm một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện, nhiều khía cạnh đã được nghiên cứu, đánh giá. Tuy nhiên, trước tiên cần xem xét đến các đối tượng tham gia giao thông – đó là các tàu biển mà chủ yếu là các tàu buôn.[1], tàu buôn hoạt động trên vùng biển Việt Nam có các loại sau:

Tàu chở hàng rời, là các tàu chở hàng dùng để vận chuyển các khoản hàng rời với số lượng lớn như quặng hoặc thực phẩm chủ lực (gạo, ngũ cốc v.v) và hàng hóa tương tự. Nó được nhận dạng bởi các cửa hầm hàng dạng hộp trên

53

boong, được thiết kế để trượt hàng hóa ra phía ngoài. Một tàu chở hàng rời có thể là hàng khô hoặc ướt.

Tàu container là tàu hàng chứa toàn bộ tải trọng trong thùng chuyên dụng. Chúng tạo thành một phương thức chung cho việc vận tải hàng hóa đa phương thức mang tính thương mại. Thường được biết đến như các thuyền chở các thùng hàng dạng khối, chúng vận chuyển phần lớn hàng khô của thế giới.

Tàu chở dầu là tàu để vận chuyển chất lỏng, như dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí tự nhiên hóa lỏng, hóa chất, cũng như dầu thực vật, rượu và thức ăn khác; khu vực tàu chở dầu chiếm một phần ba trọng tải thế giới.

Hình 2.8. Tàu chở hàng rời

54

Hình 2.10. Tàu dầu

Hình 2.11. Tàu chở khí hóa lỏng

Tàu RORO – Roll-on/roll-off, là tàu chở hàng được thiết kế để vận chuyển hàng hóa có bánh như xe ô tô, rơ moóc hoặc toa xe đường sắt. Tàu RORO (hay ro/ro) có cầu dẫn dốc cho phép vận chuyển hàng hóa lăn vào và lăn ra tàu khi vào cảng một cách hiệu quả.

55

Phà là một hình thức vận chuyển, thường như một chiếc thuyền hoặc tàu, mà đôi khi còn một hình thức khác, chúng chở hàng khách và cả phương tiện của họ. Phà cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hoá (trong xe tải và đôi khi vận chuyển các container hàng hoá phi năng lượng) và thậm chí cả xe lửa. Hầu hết các hoạt động ở bến phà diễn ra thường xuyên, phổ biến và lặp lại.

Hình 2.13. Phà

Tàu du lịch là loại tàu chở khách được dùng cho những chuyến đi vui chơi, nơi mà bản thân những chuyến đi và những tiện nghi trên tàu được quan tâm và là một phần trải nghiệm thiết yếu. Việc du lịch bằng tàu ngày càng trở thành bộ phận chính của nền công nghiệp du lịch, với hàng triệu hành khách vào mỗi năm

56

Ngoài ra, còn có nhiều phương tiện nhỏ tham gia giao thông trên các tuyến đường biển Việt Nam.

Đối với các tàu tham gia giao thông, trình độ của người điều khiển phương tiện tại Việt Nam không đồng nhất. Trong khi thuyền viên trên các tàu biển Việt Nam cũng như tàu quốc tế qua lại trên các vùng biển Việt Nam nắm tốt các quy tắc điều khiển tàu cũng như phòng ngừa đâm va trên biển thì các thuyền viên trên các tàu nhỏ, chạy nội địa còn có những hạn chế nhất định. Chính vì thế, nhiều tai nạn tàu thuyền đã xảy ra liên quan đến trình độ của người điều khiển phương tiện. Đây là một nội dung cần lưu ý trong khi triển khai đề tài.[2].

Khi tác giả sử dụng phòng mô phỏng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam để là phòng mô phỏng thực hiện đề tài, và hệ thống mô phỏng hiện nay có sẵn các loại tàu mô phỏng là tàu 5000 DWT, 10.000 DWT, 28.000 DWT, 40.000 DWT, 50.000 DWT, 100.000 DWT, 200.000 DWT. Như vậy, căn cứ vào tình hình phân tích trên tác giả sẽ lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu trên tàu chở hàng rời 10.000 DWT và tàu Container 28.000 DWT.

Kết luận chương 2.

Như đã phân tích ở các mục 2.1, 2.2 và 2.3 nội dung chương đã đánh giá được các yếu tố: Đặc điểm luồng, đặc điểm gió và đặc điểm tàu trên các tuyến luồng hàng hải Việt Nam hiện nay và đây chính là những cơ sở cần thiết mà đã được phân tích để đưa vào điều kiện thực nghiệm mô phỏng chuyển động tàu tìm ra độ lệch ngang của tàu do người điều khiển dẫn tàu trong các tình huống khác nhau.

Trong phần nội dung phân tích hình dáng, và kích thước các tuyến luồng hàng hải đặc trưng hiện nay, tác giả đã cập nhật toàn bộ các góc ngoặt, góc chuyển hướng luồng của các tuyến luồng hàng hải, và đưa ra lựa chọn kích

57

thước góc chuyển hướng luồng và đoạn luồng hợp lý để đưa vào mô phỏng mô hình toán và thực nghiệm được thực hiện trong chương 3 và chương 4.

Ngoài ra nội dung chương đã được thu thập đầy đủ số liệu quan trắc khí tượng tại các trạm quan trắc dọc bờ biển Việt Nam trong những năm gần đây. Tác giả đã viết coding dựa trên ngôn ngữ lập trình C trên phần mềm C ++ để đưa chương trình vẽ biểu đồ hoa gió để phục vụ công tác vẽ biểu đồ, phân tích số liệu khí tượng một cách dễ dàng. Điều này giúp việc phân tích không bị phụ thuộc vào các chương trình vẽ biểu đồ thường được viết sẵn bằng excel hay các phần mềm tương tự khác. Dựa vào chương này nội dung chương đã đưa ra được thông số gió thịnh hành tại các trạm quan trắc Hòn Dáu, Huế, Lý Sơn và Vũng Tàu, từ kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng vào trong các lĩnh vực nghiên cứu về thiết kế luồng hàng hải, quy hoạch phát triển các công trình xây dựng dọc bờ biển Việt Nam. Và đặc biệt là giúp tác giả lựa chọn được các thông số gió hợp lý đưa vào chương trình mô phỏng thực nghiệm được thực hiện trong chương 4.

Tàu hàng 10.000 DWT và tàu Container 28.000 DWT là những loại tàu phổ biến trên các tuyến luồng hàng hải Việt Nam mà chúng có mô hình tàu trên phòng mô phỏng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, cho nên đây sẽ là hai loại tàu chính được lựa chọn để phân tích và thực nghiệm trong các chương sau.

58

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA TÀU KHI KHÔNG CÓ TÁC ĐỘNG CỦA GIÓ VÀ CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Luan an tien si Nguyen Xuan Thinh (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)