nguyên không hoàn toàn, cấu trúc tương đối đơn giản.
1.2. Cơ chế bệnh sinh
• Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được tế bào đại thực bào bắt giữ và giới thiệu kháng nguyên đã tiêu hoá cho lympho bào ThCD4, từ đó mẫn cảm Tc và TDTH. Nói chung lần mẫn cảm đầu tiên tạo ra các tế bào đáp ứng phát triển thành những clon đông đảo và thành tế bào trí nhớ.
Lần thứ hai chúng tăng sinh và tập trung rất nhiều ở nơi có mặt kháng nguyên. Đồng thời các tế bào T hoạt hoá sản xuất ra các lymphokin riêng (MIF, MAF), có tác dụng thu hút đại thực bào tới. Chính đại thực bào mới là tế bào hiệu ứng trực tiếp loại trừ kháng nguyên bằng thực bào, hoặc bằng các hoạt chất. Cuối cùng tạo ra viêm type IV.
2.3.3. Các thể lâm sàng
Phản ứng Tubeculin: Tiêm trong da người thử,nước chiết xuất từ môi trường nuôi cấy lao. Nếu nước chiết xuất từ môi trường nuôi cấy lao. Nếu người chưa từng tiếp xúc lao thì phản ứng âm tính, vết tiêm lặn dần đi sau 2-6 giờ. Nếu người đang mắc lao thì một phản ứng tại chỗ sẽ hình thành. Sau 10-12 giờ có sưng, đỏ, giữa là một nhân cứng dần dần hiện rõ, mạnh nhất sau 48 giờ, có thể loét, đó là phản ứng dương tính. Tại nơi đây có nhiều tế bào lympho, đại thực bào, nhưng rất ít bạch cầu trung tính. Hình ảnh viêm này rất đặc trưng cho quá mẫn type IV.
2.3.3. Các thể lâm sàng
- Viêm da do tiếp xúc: Ở cơ thể đã mẫn cảm với một số kháng nguyên nếu sau đó lại có dịp tiếp xúc với kháng nguyên đó qua da, thì tại nơi tiếp xúc xuất hiện vết chàm biểu hiện: Đỏ, da dày lên, rất ngứa, bề mặt có những mụn phỏng nước nhỏ li ti, dễ vỡ, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn thứ phát. Vết chàm thường biểu hiện rõ rệt từ khi tiếp xúc với kháng nguyên lần thứ hai trở đi là 48 giờ.
Kháng nguyên gây bệnh tuỳ từng cá thể, có thể do một số hợp chất hoá học trong cao su, thuốc nhuộm, nhựa cây sơn...Trong đa số trường hợp đó là những hapten
2.3.3. Các thể lâm sàng