Khuy ế n ngh ị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thị trường vàng việt nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 34 - 42)

K Ế T LU Ậ N VÀ HUY Ế N NGH Ị

4.2. Khuy ế n ngh ị

Theo Tiến sỹ Julian D.W. Phillips, trong bối tình hình kinh tế và chính trị hiện tại, rất có thể sẽ

hình thành một hệ thống tiền tệ trong tương lai của các thị trường mới nổi. Điều này có thể nhận thấy qua việc các quốc gia đang không ngừng gia tăng dự trữ vàng trong thời gian qua. Và khi đó, vàng sẽ là một bộ phận trong hệ thống tiền tệ mới này.

Như vậy có thể thấy, vai trò tiền tệ của vàng không hề mất đi mà ngày càng được khẳng định trong bối cảnh bất ổn như hiện nay.

Chính vì thế, việc đầu tiên Nhà nước cần nhìn nhận lại vai trò của vàng trong nền kinh tế Việt Nam và quản lý thị trường vàng theo quan điểm đó. Ở các nước, việc kiểm soát vàng và ngoại tệ được thực hiện một cách chặt chẽ, hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ chấp nhận sử dụng một

đồng tiền duy nhất trong lưu thông nội địa. Nhưng với Việt Nam thì ngược lại. Mặc dù đã có quy

định không sử dụng ngoại tệ trong thanh toán nội địa nhưng USD vẫn được sử dụng phổ biến và vàng được sử dụng rộng rãi trong các quan hệ mua bán tài sản có giá trị lớn như nhà đất, phương tiện vận tại suốt một thời gian dài. Như vậy có thể thấy có đến 3 loại tiền tệ trong lưu thông nội

địa tại Việt Nam. Với sự tồn tại của ba loại tiền tệ trong lưu thông, Nhà nước sẽ không thể can thiệp, quản lý, điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.

Để góp phần bình ổn thị trường vàng và thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế

giới, thiết nghĩ Nhà nước cần thực hiện những biện pháp: (i) tăng dự trữ bằng vàng để vừa đa dạng hóa các tài sản dự trữ vừa tạo nên nguồn cung lớn để nhà nước có thể can thiệp kịp thời lên TTV; (ii) xây dựng cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giúp liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới; (iii) hạn chế và dần xóa bỏ tình trạng lợi ích nhóm trên TTV… Cụ thể:

Trước tiên cần gia tăng dự trữ bằng vàng của quốc gia. Với xu hướng các quốc gia đang dần đa dạng hóa và tăng dự trữ vàng trong điều kiện bất ổn kinh tế, chính trị thế giới, Việt Nam cũng cần phải đa dạng hóa các nguồn dự trữ trong đó có dự trữ vàng. Với quỹ dự trữ này cộng với lượng vàng “khổng lồ” được huy động trong dân, Nhà nước có thể can thiệp vào TTV bất cứ lúc nào để

bình ổn giá cả và thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới.

Đồng thời cần bỏ quy định về hạn ngạch nhập khẩu, thay vào đó nên dùng các biện pháp ít mang tính mệnh lệnh hành chính để khai thông nguồn cung vàng vật chất, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng đầu cơ cũng như nhập lậu vàng qua biên giới.

Bên cạnh việc tạo nguồn cung dồi dào để tác động lên thị trường và xóa bỏ hạn ngạch cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vàng. Căn cứ vào đó, nếu đơn vị nào đáp ứng được những hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thì vàng của đơn vịđó được phép thừa nhận và lưu thông. Theo Nghịđịnh 24/2012/NĐ-CP (03/04/2012), Nhà nước toàn quyền trong việc nhập khẩu, kinh doanh và xuất khẩu vàng miếng. Nhưng xét về lâu dài, dựa trên kinh nghiệm của Ấn Độ, dễ dẫn

đến tình trạng độc quyền Nhà nước và nếu kiểm soát không khéo sẽ gây ra tổn thất vô ích.

Nghị định 24/2012/NĐ-CP (03/04/2012) đã thừa nhận quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân. Như vậy, thay vì việc hạn chế đơn vị được phép giao dịch, kinh doanh vàng để giảm tình trạng vàng hóa, Nhà nước có thể áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản bằng cách đánh thuếđối với

việc nắm giữ vàng của người dân tương tự như việc đánh thuế lên quyền nắm giữ và sở hữu các tài sản khác.

Ngoài ra cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác vàng và xử lý nghiêm minh hành vi khai thác vàng trái phép. Theo WGC, trung bình để sản xuất ra được 1 ounce vàng cần đến 3 tấn quặng, chưa kể chi phí khai thác vàng cao, dễ dẫn đến những tác động xấu cho môi trường. Việt Nam lại không phải là một quốc gia giàu tài nguyên này do đó càng không nên chạy đua hay tập trung vào việc khai thác vàng để bổ sung cho nguồn cung trong nước.

Kế đến cần tái lập sàn vàng và cho phép kinh doanh vàng qua tài khoản để có thể liên thông thị

trường vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với hành động này cần xây dựng một quy chế hoạt động của sàn vàng cũng như các quy định liên quan đến kinh doanh vàng qua tài khoản một cách chặt chẽ. Mặc dù Nghị định 24/2012/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 04 năm 2012 đã có đề cập đến kinh doanh vàng qua tài khoản nhưng những quy định đi kèm chưa rõ ràng, chưa cụ

thể sẽ dễ dẫn đến những hành vi sai lệch mang hơi hướng đầu cơ trong loại hình kinh doanh này.

Để có thể bình ổn thị trường vàng, Nhà nước cần phải kiên quyết và nhất quán trong việc triển khai và thực thi các chính sách có liên quan, tránh tối đa sự chi phối của các nhóm lợi ích. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là Nhà nước cần phải tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế, cải thiện các chỉ tiêu vĩ mô, tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu làm

được điều đó, niềm tin của người dân dần được cải thiện, tựđộng các nguồn vốn sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác có tính hiệu quả cao hơn và lúc đó TTV sẽ dần tuân theo đúng quy luật thị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Prentice-Hall. 2. N. Gregory Mankiw (2000) , Nguyên lý kinh tế học, Nhà xuất bản South-Western.

3. Anne C. Steinemann, William C. Apgar, và H. James Brown (2005), Kinh tế học vi mô dành cho quyết định công, Nhà xuất bản South-Western.

4. TS. Nguyễn Đại Lai, “Dự báo TTV năm 2012”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3 (2/2012). 5. PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, “Huy động vàng trong dân đểổn định và phát triển kinh tế”,

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 5 (05/2012).

6. TS. Phạm Huy Hùng (2011), “Thị trường vàng Việt Nam: Những bất cập và yêu cầu cải cách”, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 15/02/2012 tại địa chỉ:

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=9799&Itemid=1 34

7. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), “ Quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng các giải pháp đồng bộ”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập ngày 15/01/2012 tại địa chị:

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFx NLczdTEwMLQ1dLA09_X--

AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOV KL3FS1GE5_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/ vn.sbv.research/vn.sbv.research.research/d67a350045315773a5c9bd9c7efaecbb

8. Duy Linh (2012), “Dòng vốn chảy vào việt Nam vượt nhiều lần 500 tấn vàng”, Diễn đàn kinh tế Việt Nam, truy cập ngày 09/02/2012 tại địa chỉ: vef.vn/2012-02-02-trang-page-5 9. Lê Hoàng Nga và Hoàng Phương Linh (2011), “Quản lý thị trường vàng ở Việt Nam”,

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 20/11/2011 tại địa chỉ:

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=9658&Itemid=1 34

B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

10. Anssi Lampinen (2007), “Gold investments and short – and long – run price determinants of the price of gold”, truy cập tại địa chỉ:

https://www.doria.fi/bitstream/handle/10024/30680/TMP.objres.688.pdf?sequence=1

12. Julian D.W. Phillips (2010), “Who controls the gold market?”, truy cập ngày 10/11/2011 tại địa chỉ: http://www.safehaven.com/article/17055/who-controls-the-gold-market

13. Julian D.W. Phillips (2010), “Have central banks lost control of the gold market?”, truy cập ngày 10/11/2011 tại địa chỉ: http://www.financialsense.com/contributors/julian- phillips/have-central-banks-lost-control-of-the-gold-market

14. Julian D.W. Phillips (2012), “Will Gold be Part of the Emerging World’s Future Monetary System?”, truy cập ngày 18/04/2012 tại địa chỉ:

http://www.financialsense.com/contributors/julian-phillips/will-gold-be-part-of-the- emerging-worlds-future-monetary-system

15. WGC (2012), Gold Demand Trends, truy cập ngày 26/03/2012 tại địa chỉ:

http://www.gold.org/media/press_releases/archive/2012/02/gold_demand_trends_q4_2011 _pr/

16. WGC (2007), Gold market knowledge, supply and demand, truy cập ngày 26/3/2012 tại

địa chỉ: http://www.gold.org/media/publications/start/110

17. WGC (2012), Gold Demand Trends First Quarter 2012, tại địa chỉ:

http://www.gold.org/investment/research/regular_reports/gold_demand_trends/

C. Các website tham khảo chủ yếu

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn/ 19. Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn/ 20. Hội đồng vàng Thế giới: http://www.gold.org/ 21. GFMS World Gold: http://www.gfmsworldgold.com/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thị phần của các thương hiệu vàng miếng trên Thị trường vàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thị trường vàng việt nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)