Khuyến nghị với Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thu ngân sách đà nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 40 - 43)

L ỜI CẢM ƠN

4.2.1. Khuyến nghị với Đà Nẵng

Chính sách tài chính công, phần nào phản ánh được chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2002 – 2012. Cơ cấu thu – chi ngân sách của Đà Nẵng đã bộc lộ rõ những thành tựu và hạn chế trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, thông qua phân tích luận văn của tác giả nêu trên. Trong ngắn hạn, tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng còn có mặt hạn chế, đặc biệt qua cơ cấu thu ngân sách, phụ thuộc rất lớn vào khoản thu đặc biệt, khoản thu chính từđất kém bền vững. Nhưng trong dài hạn, có thể nói ngân sách Đà Nẵng có yếu tố bền vững, tác giả có một số khuyến nghị với chính quyền về các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách và chi ngân sách hợp lý, dựa trên khung phân tích của đề tài.

4.2.1.1. Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp phát triển

Nguồn thu từđất luôn chiếm tỷ trọng cao trong khoản thu đặc biệt cũng như nguồn thu cho ngân sách của Đà Nẵng, đây là nguồn thu kém bền vững (Rosengard&đtg, 2006). Nguồn thu được phân chia (thuế các loại) và nguồn thu thường xuyên là các khoản thu có yếu tố bền vững vì có tính ổn định và dễ tăng của Đà Nẵng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu. Để tăng trưởng nguồn thu này, thành phố cần xây dựng chính sách hướng đến doanh nghiệp, xem doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ chính. Chính quyền thành phố cần đề cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân và đề ra các chính sách công bằng, minh bạch với các thành phần kinh tế. Khu vực nhà nước luôn được thành phố ưu đãi về tín dụng đất đai… nhưng đóng góp cho tăng trưởng của GDP và giải quyết việc làm trong những năm gần đây là kém nhất. Đà Nẵng cần bình đẳng, cho khu vực tư nhân được tham

gia vào các dự án hạ tầng của thành phố, trên cơ sở công khai, minh bạch và tổ chức đấu thầu, nhằm lựa chọn nhà đầu tư từ khu vực tư nhân trên cả nước có uy tín, năng lực tài chính tham gia vào các dự án hạ tầng bằng các hình thức đầu tư như BT, BOT và mô hình hợp tác công tư PPP. Có như thế sẽ giảm nguồn lực đầu tư cho khu vực công, khu vực tư nhân sẽđảm đương tốt hơn và đóng góp hiệu quả hơn cho thành phố, góp phần cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả.

Nguồn thu từđất sẽ sớm cạn kiệt trong trung, dài hạn nên Đà Nẵng cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đầu tư và tiêu dùng cũng gia tăng, tạo điều kiện để mở rộng cơ sở thuế cho việc thu ngân sách lâu dài và làm tăng tính bền vững cho ngân sách.

Thực trạng hiện nay, tính đến 31/12/2012, Đà Nẵng có 13.816 doanh nghiệp đang hoạt động mà đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 74,6%. Vì thế Đà Nẵng không có doanh nghiệp nào tầm cỡ quốc gia như các tỉnh thành khác ( Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có Hoàng Anh - Gia Lai, Đăk Lăk có Trung Nguyên, Khánh Hòa có Khatoco…)

Đà Nẵng cần tiếp tục kêu gọi đầu tư từ khu vực FDI và các tập đoàn trong nước, trên cơ sở lựa chọn các ngành nghề phù hợp với việc xây dựng thành phố môi trường. Thành phố cần đưa ra thông điệp kêu gọi đầu tư, với việc thành phố sẵn sàng thu hút công nghệ cao và chế biến chế tạo, chứ không như trước đây chỉ là bất động sản và du lịch, dịch vụ.

Thành phố cần thể hiện được vai trò là nhân tố trung tâm của vùng, là đầu tư liên kết kinh tế vùng, làm sao cho có sức lan tỏa đến các địa phương xung quanh bằng các chính sách và hành động cụ thể như: cung cấp lao động, đào tạo, dịch vụ tài chính, cảng biển…

Đà Nẵng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt cần tiếp tục cải thiện các tiêu chí đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nhằm thu hút nhà đầu tư. Thành phố cần tạo mọi điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp phát triển, tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính vào các hiệp hội, nâng cao vai trò của các hiệp hội để hiệp hội thực sự là cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp.

có giải pháp cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn khác như: nguồn vốn của quỹđầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đặc biệt để doanh nghiệp phát triển, lãnh đạo thành phố cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn và xem cách điều hành một thành phố nhưđiều hành một doanh nghiệp, làm sao cho hiệu quả, trong đó đem lại quyền lợi cho mọi tổ chức và cá nhân sống trên địa bàn.

Như phân tích ở chương 3, trong một thời gian dài, Đà Nẵng chỉ bán đất cho doanh nghiệp mà không cho thuê đất. Nên các doanh nghiệp trong nội thành , hầu hết ở khu vực tư nhân, buộc phải dịch chuyển ra ngoại thành, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đối với chính sách đất đai, thành phố cần chuyển việc bán quyền sử dụng đất sang cho các doanh nghiệp thuê đất. Như thế, sẽ giảm được áp lực về chi phí cho doanh nghiệp trong ngắn hạn. Trong khi đó, thành phố cho thuê đất sẽ có được nguồn thu dài hạn và quyền sử dụng đất vẫn còn của nhà nước để tiếp tục phát triển các dự án kinh tế - xã hội về lâu dài theo sựđiều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho thành phố.

4.2.1.2. Xây dựng kế hoạch chi ngân sách hợp lý

Trong những năm qua, Đà Nẵng tập trung chi cho đầu tư phát triển (chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị. Đến nay, quá trình đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành và đã phát huy tác dụng. Do đó, Đà Nẵng cần từng bước giảm dần tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách quá lớn như hiện nay, như thế sẽ giảm bớt sự chèn lấn nguồn lực của xã hội giành cho khu vực công và góp phần kiềm chế lạm phát từ việc đầu tư công.

Đà Nẵng cần tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên, đặc biệt cần tăng chi cho sự nghiệp hỗ trợ kinh tế, chi cho khoa học công nghệ để thúc đẩy kinh tế phát triển theo chiều sâu. Đà Nẵng cần cắt giảm khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước, để tập trung nguồn lực cho các khoản chi cần thiết hơn.

Đà Nẵng cần tăng chi cho văn hóa theo mức trung ương qui định ít nhất là 1,8% của tổng chi ngân sách toàn thành phố, hiện nay chỉ có bình quân là 0,9% trên tổng chi. Tăng chi cho văn hóa sẽ làm tăng khả năng lưu trú của du khách, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư, góp phần làm tăng và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững trong tương lai.

Trước đây, Đà Nẵng dành phần lớn ngân sách để xây dựng các cơ sở hạ tầng trọng điểm để thu hút đầu tư cho du lịch & dịch vụ, thì nay cần chú trọng đến việc xây dựng hạ tầng phục vụ khu công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn để thu hút nhiều hơn nữa các tổ chức kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng của GDP thành phố, đóng góp vào nguồn thu ngân sách bền vững trên địa bàn Đà Nẵng trong những năm sắp đến. Đà Nẵng cần tăng chi cho đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất như: đào tạo việc làm, cơ sở y tế, giáo dục, nhà ở cho con em công nhân…

Đà Nẵng cần cân đối chi tiêu hợp lý, để tạo nguồn tăng thêm vốn cho quỹđầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng hay tăng chi cho các hoạt động hỗ trợ thương mại, xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, để kiểm soát chi tiêu bền vững, Đà Nẵng cần xây dựng một kế hoạch chi tiêu trong trung hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thu ngân sách đà nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)