NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu Bộ 32 đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên năm 2019-2020 (Trang 35 - 38)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm)

NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN

MÔN THI: NGỮ VĂN

(Dành cho học sinh thi vào chuyên Văn)

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự thật là năm vẫn trôi đi mải miết, và tuổi đời ta cứ thế mà đếm lên theo. Nhưng ngày tháng vẫn cứ trở lại hoài để nhắc rằng ta từng là đứa trẻ. Dù đây là lần sinh nhật thứ bao nhiêu của bạn đi nữa, thì cũng hãy ăn mừng một cách hân hoan và hồn nhiên như một đứa trẻ. Và hãy giữ luôn đứa trẻ ấy trong tim mình. Bởi tôi nhớ có ai đó đã nói: “Tuổi của ta là tuổi của trái tim…”

(Trích Nếu biếttrăm năm là hữu hạn–Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016)

Câu 1(0,5 điểm). Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm).Em hiểu như thế nào về câu: Sự thật là năm vẫn trôi đi mải miết, và tuổi đời ta cứ thế mà đếm lên theo.

Câu 3(1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Tuổi của ta là tuổi của trái tim hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 5 - 7 dòng)

PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi.

(V. Huy-gô) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến 600 chữ) trình bày suy nghĩ của

em về câu nói trên.

Câu 2. Nghị luận văn học(5,0 điểm)

Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ –Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2018)

Hãy lắng nghe tiếng nói của nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con. Từ đó, đối thoại với tác giả về một điều mà em tâm đắc nhất.

………. Hết……….

Họ và tên thí sinh………...……SBD………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỂ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

VĨNH PHÚC

NĂM HỌC 2019-2020MÔN THI: NGỮVĂN MÔN THI: NGỮVĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1(2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).

a) Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.

c) Hãy cho biết cụm từ in đậm trong đoạn văn là thành phần gì của câu? Tên gọi của thành phần đó?

d) Người kể chuyện xưng “Tôi” trong đoạn văn là ai? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có ý nghĩa gì?

Câu 2(3,0 điểm)

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về sự tự tin của con người trong cuộc sống, Trong đoạn văn sử dụng một câu có thành phần cảm thán (gạch chân cầu có thành phần cảm thán đó).

Câu 3(5,0 điểm)

Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Nguyễn Du, Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)

Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Phân tích đoạn thơ trên để thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Bộ 32 đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên năm 2019-2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)