Quy trình chăm sóc loét tì đè ở bệnh nhân nằm lâu của điều dưỡng

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Dự phòng chăm sóc loét tì đè cho bệnh nhân nằm lâu (Trang 29 - 32)

- Điều dưỡng kết hợp với những nhân viên y tế khác đánh giá nguy cơ xuất hiện loét tì đè trên người bệnh.

2.4.Quy trình chăm sóc loét tì đè ở bệnh nhân nằm lâu của điều dưỡng

2.4.1. Nhận định

+ Đánh giá toàn trạng: tri giác, bệnh lý, dinh dưỡng và tổn thương đi kèm

Nhận định toàn thân

Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng để phát hiện ra bệnh hiện tại và các tình trạng có thể ảnh hưởng đến sự lành vết thương, bao gồm các khiếm khuyết về mặt dinh dưỡng chuyển hóa, bất thường thần kinh, mạch máu, nột tiết hay suy giảm miễn dịch. [16] Xác định nguy cơ hình thành loét tì (Đánh giá nguy cơ loét tì ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao) [4]:

- Một người bệnh không thể tự di chuyển, hay những người bệnh bất động sẽ tăng nguy cơ loét tì.

- Những người bệnh tiểu đường kèm với bệnh lý về thần kinh hay những người bệnh bị liệt càng tăng nguy cơ loét do cảm giác ngoại biên bị suy yếu.

- Nguy cơ phát triển vết loét càng tăng với những người bị bệnh suy dinh dưỡng, tiêu tiểu không tự chủ, béo phì hay quá gầy, hoặc tình trạng tri giác bị thay đổi.

Nhận định tình trạng da

Quan sát vùng da bị tì đè: Màu sắc của da, tuần hoàn da, độ căng phồng và di động? Tình trạng da? Bề mặt ngoài của da là mềm mại hay thô ráp? Da có vết rách, vết xước, vết loét? Kích thước? Độ sâu của vết thương? Vết thương có vảy? Có vỏ cứng hay ẩm ướt?

Sờ vùng da bị đè: nóng/lạnh, vùng da thô ráp hay mềm mại. Da đàn hồi hay mỏng và bở?

Đánh giá loét tì ban đầu bao gồm những phần sau:

- Đánh giá loét tì: Đánh giá vết loét bao gồm những thông tin sau: vị trí, kích 31

thước và độ sâu của vết thương, cũng như các vết rò, vết lở, dịch rỉ, mô chết, mô đệm và mô hạt.

- Đánh giá biến chứng và thương tật - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

- Đánh giá đau theo thang điểm nhằm tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và lành vết thương.

- Đánh giá và hỗ trợ tâm lý: đánh giá tâm lý nên tập trung vào vấn đề nhận thức bệnh nhân có thể thực hiện được gì, tiên lượng khả năng theo được kế hoạch chăm sóc.

- Đánh giá nguy cơ xuất hiện loét tì mới.

Thêm vào đó cũng cần đánh giá người thân và người chăm sóc để có thể cung cấp các hỗ trợ cần thiết khi chăm sóc người bệnh tại nhà. Bệnh nhân được đánh giá là có nguy cơ cao nên được phát hiện và chăm sóc lưu ý liên tục.

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Dự phòng chăm sóc loét tì đè cho bệnh nhân nằm lâu (Trang 29 - 32)