Điều 33: Các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện ủy quyền

Một phần của tài liệu Quy chế quản lý tài chính - Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (Trang 28)

Chương II: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Điều 33: Các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện ủy quyền

hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Ủy quyền về tài chính được xây dựng nhằm xác định phạm vi mỗi cấp bậc quản lý được tự quyết định các khoản thu chi trong phạm vi mình được ủy quyền nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các cấp bậc quản lý cũng như các bộ phận.

2. Ngưởi ủy quyền chỉ được phép ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện các

công việc trong phạm vi quyền hạn của người ủy quyền được quy định trong Điều lệ Công ty. Người được ủy quyền không được phép ủy quyền lại cho người thứ ba khác thực hiện các công việc đã được ủy quyền bởi người ủy quyền.

3. Các công việc thực hiện theo ủy quyền phải đảm bảo thực hiện theo kế hoạch kinh

doanh và trong phạm vi ngân sách đã được thống nhất.

Việc ủy quyền về tài chính thực hiện đối với các khoản mục như sau:

o Chi phí vốn

o Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

o Pháp lý

o Tư vấn

o Thuế

o Đầu tư

Giá trị tiền tệ trong phạm vi được ủy quyền tùy thuộc vào từng vị trí được ủy quyền và không được vượt quá giá trị được quy định tại Điều lệ Công ty và tại Quy chế quản lý tài chính này.

Đối với các nội dung chi không nằm trong kế hoạch ngân sách thì Tổng giám đốc là người xem xét quyết định nếu khoản chi không quá trọng yếu với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu là khoản phát sinh lớn thì phải được Hội đồng quản trị thông qua. Điều 34: Quyền và nghĩa vụ của Người ủy quyền

Một phần của tài liệu Quy chế quản lý tài chính - Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)