0 =24km, σ mt =1m

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nâng cao chất lượng thông tin đo bám mục tiêu trong đài điều khiển tên lửa thế hệ mới (Trang 25 - 28)

a) b)

c) d)

Nhận xét 4.4:

Máy thu bị quá tải ngay tại thời điểm các mục tiêu xuất hiện, nhưng do cự ly ban đầu và diện tích PXHD của các mục tiêu khác nhau, nên quy luật chống quá tải của hệ thống cho từng mục tiêu cũng không giống nhau.

4.3.2.4. Kết quả khảo sát Phương án 4 - Kiểm tra QL1÷QL4 khi

mục tiêu có cự ly ban đầu (R0) và diện tích PXHD bất kỳ bay ra

Nhận xét 4.5: Máy thu bị quá tải ngay tại thời điểm các mục tiêu xuất hiện, nhưng do cự ly ban đầu và diện tích PXHD của các mục tiêu khác nhau, nên quy luật chống quá tải, sau đó là hoàn quá tải của hệ thống cho từng mục tiêu cũng không giống nhau.

Đánh giá thứ 2. Mô hình hệ thu – phát khép kín tự động chống quá tải đã hoạt động đúng chức năng theo cách đặt vấn đề của luận án.

Đánh giá thứ ba. Hiệu quả của hệ tự động thu – phát khép kín là tự động chống quá tải là trong mọi trường hợp mục tiêu, hệ thống chống quá tải luôn duy trì được biên độ tín hiệu đầu vào máy thu nằm trong dải làm việc của máy thu

4.4. Kết luận chương 4

Chương 4 đã mô phỏng và đánh giá hiệu quả của thuật toán và cấu trúc của: bộ phát hiện quá tải máy thu; bộ điều khiển công suất máy phát và mức SGTH đầu vào máy thu, đã tổng hợp ở chương 3. Bộ phát hiện quá tải máy thu và hoàn quá tải; bộ điều khiển chống quá tải và hoàn quá tải đã làm việc đúng chức năng.

a) b) c)

Hình 4.8.Hiệu ứng chống quá tải khi mục tiêu có cự ly ban đầu và diện tích PXHD bất kỳ bay ra đài: a) R0=100km, σmt=100m2; b) R0=50km, σmt=10m2; c) R0=22km,

σmt=1m2

KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu:

Luận án “Nghiên cứu nâng cao chất lượng thông tin đo bám mục tiêu trong đài điều khiển tên lửa thế hệ mới” đã đề cập tới vấn đề nghiên cứu mới là khép kín hai hệ thống thu, phát độc lập của một đài ĐKHL thành một hệ thống tự động điều khiển khép kín.

Luận án đã giải quyết những vấn đề đặt ra một cách trọn vẹn về lý thuyết và phương pháp. Cụ thể là:

Đã sử dụng lý thuyết cơ sở các hệ thống đo – bám tọa độ (cự ly, vận tốc và góc) để đánh giá nhu cầu phải ổn định biên độ và bảo toàn hình dạng tín hiệu đầu vào, tức là tín hiệu đầu ra của máy thu, nhằm giảm thiểu sai số đo các tọa độ.

Đã thực hiện việc khảo sát trên cơ sở cấu trúc và tham số của một đài ĐKHL có thực để xây dựng đặc trưng dải thay đổi đầu vào, đặc trưng khuếch đại tuyến thu, khả năng điều chỉnh ổn định biên độ tín hiệu ra của máy thu, từ đó đặt ra các bài toán và hướng giải quyết.

Đã xây dựng được thuật toán và cấu trúc của bộ tự động phát hiện quá tải, khi dải biến thiên biên độ tín hiệu đầu vào tăng vượt mức dải động máy thu. Thuật toán phát hiện được xây dựng trên cơ sở của phương pháp phân tích số phổ (FFT) chùm tín hiệu cận liên tục. Đặc trưng phát hiện có độ dốc lớn, ổn định, bất biến đối với mọi loại mục tiêu và nhiễu.

Đã tổng hợp được thuật toán và cấu trúc của bộ điều khiển logic trên cơ sở mô hình phần cứng phương pháp tổ chức phần mềm ứng dụng máy tính số. Bộ điều khiển tạo mã logic, thay đổi chế độ làm việc của máy phát; bộ SGTH (đối tượng điều khiển) sao cho giảm công suất của xung dò không gian và thay đổi mức SGTH khi cự ly mục tiêu giảm, diện tích PXHD mục tiêu tăng. Kết quả điều khiển

làm công suất tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và biên độ tín hiệu đầu vào máy thu giảm, tự động duy trì cho máy thu không bị quá tải.

Đã tổng hợp và phân tích cấu trúc động học toàn bộ hệ thu – phát khép kín tự động chống quá tải máy thu làm việc ở chế độ rời rạc, gián đoạn. Trên cơ sở hai hệ thu, phát được khép kín, luận án đã khảo sát, đánh giá khả năng tự động điều khiển biên độ tín hiệu đầu vào máy thu đối với các loại mục tiêu có tính chất và tham số không biết trước, cự ly thay đổi. Từ những kết quả thử nghiệm bằng mô phỏng, đã rút ra những kết luận, đánh giá về chất lượng, hiệu quả và định hướng ứng dụng.

Những đóng góp mới của luận án:

1. Đề xuất giải pháp và thuật toán phát hiện hiện tượng quá tải đầu vào máy thu, dựa trên chân dung phổ.

2. Xây dựng được hệ thu – phát tín hiệu vô tuyến khép kín tự động chống quá tải máy thu.

Hướng nghiên cứu phát triển tiếp theo

Đề tài luận án, do điều kiện thời gian hạn chế và mức độ phức tạp, mới chỉ dừng ở những kết quả lý thuyết và đề xuất phương pháp. Khả năng áp dụng cũng đã được đánh giá dựa trên một số phân tích về mức can thiệp vào hệ thống của một đài ĐKHL cụ thể.

Tuy nhiên, để có thể phát triển tiếp, tiến tới ứng dụng những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả xin được đề xuất một số vấn đề sau:

Sử dụng luận án vào mục đích cập nhật kiến thức, thông tin khoa học cho các đối tượng được đào tạo cao học và nghiên cứu sinh ở một số học viện, nhà trường và cơ sở nghiên cứu.

Sử dụng kết quả luận án để triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng (cải tiến, bổ sung cho vũ khí trang bị hiện có), hoặc cho các dự án (thiết kế chế tạo ĐKHL) có vấn đề chuyên môn liên quan.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu nâng cao chất lượng thông tin đo bám mục tiêu trong đài điều khiển tên lửa thế hệ mới (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)