Hiện trạng quần thể và phân bố của Voọc xám ở Khu BTTN Xuân Liên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và bảo tồn quần thể Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá (Trang 26)

- Ở KBTTN Xuân Liên đã ghi nhận được 5- 6 đàn Voọc xám, trong đó có 5 đàn được ghi nhận trực tiếp trong thời gian nghiên cứu và 1 đàn khác được ghi nhận từ năm 2012. Tổng số cá thể Voọc xám quan sát trực tiếp là 129 và ước tính là 180. Nếu tính cả 2 đàn chỉ ghi nhận tạm thời qua phỏng vấn thì tổng số cá thể quan sát được là 151 cá thể và ước tính là 224. Mỗi đàn đều có ít nhất một cá thể đực trưởng thành, nhiều cá thể cái trưởng thành và cá thể bán trưởng thành và cá thể con non. Con đầu đàn là cá thể đực trưởng thành. KBTTN Xuân Liên được ghi nhận là nơi có quần thể Voọc xám lớn và quan trọng đối với công tác bảo tồn loài linh trưởng này ở Việt Nam.

- Xác định được vùng sống của Voọc xám ở Khu BTTN Xuân Liên có diện tích khoảng 294 ha.

- Voọc xám phân bố ở 4 dạng sinh cảnh rừng gồm: Rừng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng thường xanh á nhiệt đới; Rừng thường xanh nhiệt đới và Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa. Tổng diện tích 4 sinh cảnh này là 12.523 ha, chiếm 53 % tổng diện tích rừng của Khu BTTN Xuân Liên. Đây là những khu vực có chất lượng rừng tốt, nguồn thức ăn phong phú và an toàn đối với sự sinh trưởng và phát triển của các đàn Voọc xám ở Xuân Liên.

- Voọc xám sinh sống ở độ cao từ 490-1.217 m so với mặt biển, thuộc các tiểu khu: 484, 485,489, 495, 497, 499 và 505. Cùng với chất lượng sinh cảnh rừng, sự an toàn trong sinh cảnh có vai trò quyết định trong việc lựa chọn nơi sinh sống của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và bảo tồn quần thể Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)