Uninervis pinifolia beccarii Z japonica ovali sT hemprich

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon của chúng ở một số đầm phá tiêu biểu khu vực miền Trung Việt Nam (Trang 26 - 31)

, 910 ± 115 cm và 8142 ± 1856 g.khô/m 2 Nhìn chung các chỉ số định lượng

H. uninervis pinifolia beccarii Z japonica ovali sT hemprich

y = 0,0533x + 27,358R2 = 0,512 R2 = 0,512 0 20 40 60 0 50 100 150 200 250 300

Sinh khối (g.khô/m2)

%

C

Hình 3.26. %OC có trong một số loài cỏ biển đầm Thị Nại

Hình 3.27. Tương quan sinh khối và %OC tại đầm Thị Nại

y = 0,0011x + 32,469R2 = 0,0688 R2 = 0,0688 0 20 40 60 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 Mật độ (chồi/m2) C %

Hình 3.28. Tương quan giữa mật độ chồi

và %OC đầm Thị Nại Hình 3.29. bình (tấn.Cg/ha) Biểu đồ so sánh Corg trung

Trên cơ sở đã xác định được hàm lượng cacbon hữu cơ (%OC) của mỗi loài, sinh khối (g.khô/m2) và diện tích phân bố của loài cỏ tại mỗi trạm (ha). Kết quả về khả năng lưu trữ cacbon hữu cơ của cỏ biển ở các đầm phá theo nghiên cứu này là không cao, thậm chí là rất thấp so với trung bình của thế giới (từ 331,6 tấn.Corg/ha (Fourqurean, 2012) đến 372,4 ± 74,5 tấn.Corg/ha (Kennedy, 2010) (hình 3.29).

- Tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: tổng Corg cỏ biển là 10.068,8 tấn, tương đương 36.952,5 tấn.CO2. Loài cỏ Lươn nhật Zostera japonica có Corg cao nhất (5,9 tấn.Corg/ha tương đương 21,6 tấn.CO2/ha). Trung bình mỗi hecta cỏ biển có Corg là 4,9 tấn/ha (bảng 3.16).

- Tại đầm Thị Nại: tổng Corg cỏ biển là 136,7 tấn, tương đương 501 tấn.CO2. Corg của cỏ Lươn nhật Zostera japonica là cao nhất (0,89 tấn.Corg/ha tương đương 3,3 tấn.CO2/ha). Trung bình mỗi hecta cỏ biển có Corg là 0,76 tấn/ha (bảng 3.16).

- Tại đầm Nại: tổng Corg cỏ biển là 210,7 tấn, tương đương 773,3 tấn.CO2. Cỏ Lá dừa Enhalus acoroides có trữ lượng cacbon hữu cơ cao nhất trong số các loài cỏ ở ba đầm nghiên cứu (12,47 tấn.Corg/ha tương đương 45,7 tấn.CO2/ha). Trung bình mỗi hecta cỏ biển có 2,34 tấn.Corg/ha. 3.5.3. Lượng giá khả năng lưu trữ và hấp thụ cacbon của cỏ biển

Giá tín chỉ cacbon phụ thuộc vào thị trường trao đổi, như thị trường EEX, thị trường BLUENEXT và thị trường EUAs. Theo đó, tín chỉ cacbon hiện nay chỉ dao động từ 4 - 6 Euro (hình 3.30 - hình 3.32). Tuy nhiên, việc xây dựng giá tín chỉ cacbon còn phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia (hình 3.33).

Hình 3.30. Giá tín chỉ CO2 theo EEX Hình 3.31. Giá tín chỉ CO2 theo EUAs

Hình 3.32. Giá tín chỉ CO2 theo BLUENEXT

Hình 3.33. Giá tín chỉ CO2 theo khu vực hoặc quốc gia

Theo nghiên cứu của tổ chức Societe Generale, giá tín chỉ cacbon trung bình trên toàn thế giới năm 2020 tại thị trường EUAs vào khoảng 45 Euro/tấn, năm 2030 là 60 Euro/tấn và năm 2050 là 250 Euro/tấn (hình 3.34). Tại Úc, chính phủ đã áp đặt thuế cacbon trên toàn lãnh thổ là 23 AUD/tấn từ 2012 (hình 3.35).

Hình 3.34. Dự báo giá tín chỉ CO2 đến năm 2050

Hình 3.35. Áp giá tín chỉ CO2 của chính phủ Úc

Để lượng giá khả năng lưu trữ cacbon và hấp thụ CO2 của cỏ biển tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng giá tín chỉ cacbon dự báo đến năm 2030 của Societe Generale là 60 Euro (tương đương với 67 USD). Kết quả cho thấy, giá trị phụ thuộc vào từng loài cỏ và khả năng lưu trữ của chúng (bảng 3.16). Ở cỏ Lá dừa Enhalus acoroides tại đầm Nại là 3.067 USD/ha, trong khi cỏ Xoan (Halophila ovalis) ở đầm Thị Nại chỉ đạt 72 USD/ha (bảng 3.16).

Với diện tích phân bố lên tới 1.655 ha của loài cỏ Lươn nhật Zostera japonica, cùng với hàm lượng cacbon hữu cơ tương đối cao (32,7 – 39,4%). Theo đó, giá trị từ việc quy đổi tín chỉ cacbon hữu cơ lưu trữ ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là cao nhất, khoảng 2,2 triệu USD.

Tổng giá trị hấp thụ CO2 của cỏ biển tại ba đầm phá trong nghiên cứu này đạt được là 2.561.263 USD, tương đương với khoảng 59 tỷ VNĐ.

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ có thể xác định được lượng cacbon hữu cơ có trong sinh khối cỏ biển, chưa đánh giá được lượng cacbon hữu cơ được cho là rất lớn có trong lớp trầm tích bên dưới các thảm cỏ biển. Nhưng qua đây có thể thấy, nếu thực hiện được việc quy đổi và bán tín chỉ cacbon ở mỗi đơn vị diện tích cỏ biển (hecta) sẽ mang lại thu nhập cho cộng đồng tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đầm Thị Nại và đầm Nại lần lượt là: 20,8 triệu đồng/ha, 3,2 triệu đồng/ha và 9,8 triệu đồng/ha; trung bình là 19 triệu đồng/ha. So với các giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp khác mà hệ sinh thái cỏ biển mang lại, thì giá trị hấp thụ và lưu trữ cacbon của chúng là tương đối cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

1.Tại 3 đầm nghiên cứu, đã xác định và xây dựng khóa định loại theo danh pháp mới nhất cho 09 cỏ biển thuộc 04 họ, 06 chi. Bao gồm: Enhalus acoroides (L.f) Royle, Halophila beccarii Ascherson, Halophila ovalis (R. Br.) Hooker f., Halophila major (Zoll.) Miquel, Thalassia hemprichii

(Ehrenb. ex Solms) Asch., Ruppia maritima Linnaeus, Zostera japonica

Ascherson & Graebner, Halodule pinifolia (Miki) den Hartog, Halodule uninervis (Forssk.) Ascherson.

2.Số lượng loài tại các đầm khác nhau có sự sai khác không lớn: đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có 6 loài, cỏ Lươn nhật Zostera japonica chiếm ưu thế; đầm Thị Nại có 7 loài, cỏ Hẹ tròn Halodule pinifilia chiếm ưu thế; và đầm Nại có 6 loài, với cỏ Lá dừa Enhalus acoroides chiếm ưu thế.

3.Tổng diện tích phân bố của cỏ biển ở ba đầm là 2.307 ha, phân bố chủ yếu ở vùng triều ven bờ các đầm phá (độ sâu từ 0,5 – 2 m). Trong đó, 2.037 ha ở 15 khu vực tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, độ phủ trung bình là 58,3%; 180 ha ở 11 khu vực tại đầm Thị Nại, độ phủ trung bình là 28,1%; và 90 ha ở 4 khu vực tại đầm Nại, độ phủ trung bình là 43,3%. Diện tích phân bố và độ phủ của cỏ biển có xu thế thu hẹp so với trước đây, ngoại trừ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

4.Sinh khối dao động trong khoảng 23,6 ± 1,5 g.khô/m2 (cỏ Nàn

Halophila beccarii) đến 2.791,4 ± 145,1 g.khô/m2 (cỏ Lá dừa Enhalus acoroides), trung bình là 604,9 ± 174,7 g.khô/m2.Tỷ lệ sinh khối trên và sinh khối dưới trong khoảng 0,48 đến 1,95 (trung bình là 1,1) cho thấy xu thế sinh trưởng tốt vào mùa khô và kém vào mùa mưa.

5.Tổng trữ lượng cỏ biển ở ba đầm là 10.566,9 tấn.khô. Trong đó, 10.153,7 tấn.khô tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tiếp theo là đầm Nại có 281,1 tấn.khô và đầm Nại có 132,1 tấn.khô.

6.Hàm lượng cacbon hữu cơ trung bình của cỏ biển tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là 26,55 ± 2,3%; tại đầm Thị Nại là 34,30 ± 1,82%, và tại đầm Nại là 36,32 ± 4,1%. Tổng trữ lượng cacbon hữu cơ trong cỏ biển đang hiện hữu ở ba đầm là 10.416 tấn.Corg, tương đương với 38.228 tấn.CO2.

7.Giá trị lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của cỏ biển tại ba đầm khi sử dụng giá tín chỉ năm 2030 để quy đổi tương đương với hơn 59 tỷ VNĐ.

Kiến nghị:

1.Cần mở rộng phạm vi điều tra nghiên cứu đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon của chúng tại các khu vực ven bờ biển, các đầm hồ ven biển, đảo trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

2.Theo các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, lượng cacbon hữu cơ lưu trữ bởi cỏ biển cao hơn 2 - 3 lần so với rừng thường xanh trên cạn, chủ yếu nằm trong phần dưới mặt đất. Trong khi đó, cỏ biển Việt Nam với các đặc trưng thành phần loài, sinh lượng, phân bố và môi trường sống khác biệt. Để xác định đầy đủ trữ lượng cacbon hữu cơ ở cỏ biển, ngoài việc đánh giá đúng vai trò – chức năng cỏ cỏ biển, còn nhằm mục tiêu tạo lập cơ sở khoa học vững chắc và chặt chẽ. Qua đó giúp cho các cơ quan quản lý hoạch định các chính sách thích hợp trong việc khai thác, bảo tồn cỏ biển thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể về lượng cacbon hưu cơ được lưu trữ trong lớp trầm tích bên dưới các thảm cỏ biển.

3.Sử dụng các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu khả năng lưu trữ cacbon của cỏ biển, trong đó chú trọng đầu tư các thiết bị phân tích tự động TOC hiện đại, có độ chính xác và tin cậy cao.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Tại 03 đầm phá tiêu biểu miền Trung (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đầm Thị Nại và đầm Nại), đã phát hiện và bổ sung cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis (Forssk.) Ascherson vào thành phần loài cỏ biển ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và cỏ Xoan lớn Halophila major (Zoll.) Miquel vào thành phần loài cỏ biển ở đầm Nại (tỉnh Ninh Thuận). Xây dựng được khóa định loại theo danh pháp mới từ họ đến loài và mô tả chi tiết 09 loài cỏ biển phân bố ở 03 đầm phá tiêu biểu khu vực miền Trung;

- Lần đầu tiên đã xác định hàm lượng cacbon hữu cơ trong các loài cỏ biển, đánh giá trữ lượng cacbon hữu cơ, chuyển đổi tín chỉ cacbon và lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của các quần xã cỏ biển ở khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon của chúng ở một số đầm phá tiêu biểu khu vực miền Trung Việt Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)