Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Nho giáo

Một phần của tài liệu TRIẾT lý PHẬT GIÁO, NHO GIÁO và NHỮNG ẢNH HƯỞNG đến đời SỐNG của NGƯỜI dân VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

I. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIÁO

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Nho giáo

Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo.

Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni, Giê-xu,... người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần vào khoảng hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời, khiến cho việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộc đời của ông.

1.1 Nho giáo nguyên thủy

Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.

1.2 Hán Nho

Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai

ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".

1.3 Tống Nho

Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo". Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.

1.4 Lịch sử triết học nho gia ở nước ta1.4.1 Thời Bắc Thuộc 1.4.1 Thời Bắc Thuộc

Nho giáo được truyền vào thế kỷ 1 TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập 3 quận tại Bắc Bộ, tuy nhiên tầm ảnh hưởng Nho giáo còn rất hạn chế. Việc phổ biến Nho giáo được nhà Tây Hán xem là hành động giáo hóa, khai minh cho các bộ tộc “man rợ” bị chinh phục. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam song song với chữ Hán dần Hán hóa ngôn ngữ của người Việt làm nền tảng cho việc tiếp thu những tri thức về xã hội và tự nhiên, văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học từ người Trung Hoa cổ đại

1.4.2 Thời phong kiến độc lập.

Đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, khi người Việt bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và bắt đầu xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là muốn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, nhằm củng cố quyền lực trung ương, duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở các triều đại quân chủ đầu tiên sau khi Việt Nam giành độc lập, Nho giáo vẫn chưa có vai trò đáng kể trong đời sống chính trị, tinh thần của xã hội Việt Nam. Trước thế kỷ XI (thành lập Văn Miếu, Quốc Tử Giám) và có lẽ còn muộn hơn đến thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Nho giáo còn mờ nhạt. Từ thời Nhà Hậu Lê, Nho giáo bắt đầu có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam. Nhà nước được tổ chức theo tinh thần Nho giáo và từng bước hoàn chỉnh thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quan hệ vua tôi

được chi phối bởi triết lý Nho giáo. Xã hội cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo như gia đình, dòng họ theo mô hình cửu tộc, tang tế theo lễ của Nho giáo, quan hệ làng xã và nhà nước, tôn ti trật tự trong xã hội, chế độ quân điền được thực hiện. Ngoài việc tế Trời, thờ cúng thần linh, thờ tổ tiên, người Việt còn thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền của Nho giáo. Tuy nhiên, Nho giáo cũng chỉ mới gây được ảnh hưởng trong chính quyền, trong tầng lớp sĩ phu ở một số vùng trung tâm.

Nho giáo là học thuyết rất thực tế. Tuy Nho giáo nguyên thủy có khái niệm Thiên mệnh nhưng nó không nói đến Thượng đế, không bàn luận đến các vấn đề siêu hình học cũng như không có quan niệm về ngày tận thế. Nho giáo tác động đến xã hội trong việc tổ chức nhà nước, xã hội, chỉ đạo giáo dục, khoa cử, từ đó ảnh hưởng đến luân lý, học thuật ở chỗ nó củng cố luân lý, duy trì trật tự xã hội, làm chỗ dựa cho thể chế. Nho giáo ảnh hưởng sâu trong tầng lớp trí thức, giúp tạo ra một tâm lý xem trọng việc học, trọng văn hoá, một tinh thần hiếu học, dầu nghèo khổ cũng đi học, cũng lo cho con cái đi học. Nho giáo giáo dục con người nhân ái, trọng nghĩa, biết tự kìm chế, giữ gìn đạo đức. Nói tóm lại Nho giáo giúp tạo ra một xã hội văn minh, trật tự, ổn định.

Thời kỳ chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, Nho giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến vào giữa thế kỷ XIX. Nho giáo mất dần ảnh hưởng, bị lãng quên thậm chí bị đả kích khi Việt Nam tiếp xúc với văn minh phương Tây dưới sự bảo hộ của Pháp và nhất là khi chế độ khoa cử lấy Nho giáo làm trọng tâm bị bãi bỏ, Nho giáo từng bước bị loại ra khỏi chương trình giáo dục. Tuy nhiên Nho giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đối với những nhà cách mạng sinh ra và trưởng thành dưới triều Nguyễn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh...

Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 của Đảng Cộng sản Đông Dương do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo chủ trương đập tan những quan niệm cũ kỹ của Nho giáo gây ảnh hưởng tai hại ở Việt Nam làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Từ đây, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp lãnh đạo xã hội. Nho giáo không còn tồn tại nữa nhưng nó vẫn ảnh hưởng lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt.

Một phần của tài liệu TRIẾT lý PHẬT GIÁO, NHO GIÁO và NHỮNG ẢNH HƯỞNG đến đời SỐNG của NGƯỜI dân VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w