Giảm bớt các thủ tục, tiết kiệm thời gian, nâng cao tính chính xác trong hoạt động xử lý đơn hàng cũng như nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối để có những dự báo và kế hoạch bán hàng tốt hơn.
Cần có sơ đồ quy trình và giới hạn thời gian việc xử lý khiếu nại. Tránh để khách hàng phàn nàn về việc chậm trễ trong việc xử lý hoạt động khiếu nại từ khâu tiếp nhận tới khâu phản hồi thông tin. Đồng thời, công ty nên tổ chức đánh giá đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chất lượng giao hàng 2 lần/năm để nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
3.3.Nhóm giải pháp về hoạt động sản xuất
Công ty cần quan tâm trong việc phải phân loại các chiến lược sản xuất sữa sao cho phù hợp với chiến lược chuỗi cung ứng như phân loại các mặt hàng sữa nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiến lược - sản xuất để dự trữ, mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiến lược - sản xuất theo đơn hàng.
Áp dụng một số biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào và áp dụng phương thức - sản xuất tinh gọn vào trong sản xuất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Đồng thời, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào việc quản lý điều hành sản xuất.
KẾT LUẬN
Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược cạnh tranh tốt là một chiến lược có thể phát huy tối đa hiệu quả của chuỗi giá trị trong doanh nghiệp, bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm mới, marketing/bán hàng, sản xuất, phân phối và dịch vụ. Việc thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong chuỗi, từ chiến lược phát triển sản phẩm mới nhằm đưa ra định hướng phát triển sản phẩm nào trong tương lai; chiến lược marketing và bán hàng xác định các phân khúc thị trường, cách thức định vị sản phẩm, định giá và các chính sách bán hàng đến chiến lược mua hàng, vận chuyển, tồn kho, phân phối, dịch vụ khách hàng…
Có thể nói, mô hình chuỗi cung ứng của VINAMILK cho đến nay có thể được coi là một trong những mô hình chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả nhất của ngành sữa trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản trị mô hình chuỗi cung ứng của VINAMILK vẫn tồn tại một số hạn chế dẫn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng chưa được phát huy tối đa.
Nghiên cứu mô hình hệ thống quản trị chuỗi cung ứng sữa tươi tiệt trùng tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam với mục đích đưa ra những giải pháp tối ưu, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sữa tươi tại công ty. Nhờ đó, có thể tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, đồng thời có thể giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Góp phần giúp Công th Cổ phần sữa Việt Nam thành công hơn nữa trong hoạt động của mình trong tương lại, vai trò của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đó ngày càng được nâng cao và tiếp tục được hoàn thiện. Đây sẽ là nền móng vững chắc cho sản phẩm sữa của VINAMILK tiến xa hơn trong thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý để luận văn được hào thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) TS. Vũ Duy Nguyên, TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, Bài giảng gốc “Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng”.
2) Website: https://cafef.vn/ 3) Website: https://vietstock.vn/ 4) Website: https://vinamilk.com.vn/