quá trình quang xúc tác phân hủy Parathion và Fenitrothion
Khả năng quang xúc tác phân hủy parathion và fenitrothion sau bốn lần sử dụng có sự thay đổi tuy nhiên sự giảm này gần như không đáng kể (sau lần sử dụng thứ tư: chỉ giảm 3,5% đối với parathion và 1,8% đối với fenitrothion).
KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu tổng hợp nano oxit hỗn hợp Fe2O3 –Mn2O3 với các tác nhân tạo gel khác nhau là axit tactric và sự kết hợp giữa axit tactric và PVA bằng phương pháp đốt cháy.
- Vật liệu nano oxit hỗn hợp Fe2O3 –Mn2O3 tổng hợp với tác nhân tạo gel là axit tactric ở điều kiện pH 4, nhiệt độ tạo gel 80 oC, tỷ lệ mol Fe/Mn = 1:1, tỷ lệ KL/PVA =1/3, nhiệt độ nung 500 oC trong 2 giờ với diện tích bề mặt riêng là 46,25 m2/g.
Hình 3.57. Hiệu suất phân hủy parathion của vật liệu Fe2O3 – Mn2O3 và Fe2O3 –
- Khi sử dụng tác nhân tạo gel là axit tactric và PVA, vật liệu nano Fe2O3 – Mn2O3 được hình thành ở điều kiện pH 4, nhiệt độ tạo gel 80 oC, tỷ lệ mol Fe/Mn = 1:1, tỷ lệ KL/PVA = 1:3, tỷ lệ AT/PVA = 1:1, nhiệt độ nung 450 oC trong 2 giờ với diện tích bề mặt riêng là 63,97 m2/g.
Đã so sánh hiệu quả phân hủy MO, MB của quá trình quang xúc tác sử dụng các đơn oxit của sắt, mangan và nano oxit hỗn hợp của Fe2O3 –Mn2O3 . Kết quả cho thấy sự phân hủy MO khi dùng nano oxit hỗn hợp Fe2O3 –Mn2O3 gần gấp đôi so với khi sử dụng các đơn oxit. Trong khi đối với MB, đơn pha của oxit sắt tỏ ra không hiệu quả, oxit mangan cho hiệu quả xử lí thấp hơn gần 2 lần so với khi sử dụng nano oxit hỗn hợp Fe2O3 –Mn2O3 . Một số chất trung gian cũng như con đường phân hủy MO, MB cũng được đề xuất.
Đã phân tán thành công nano oxit Fe2O3 –Mn2O3 lên chất mang rGO và khảo sát khả năng phân hủy parathion, fenitrothion của vật liệu thu được. Kết quả cho thấy hiệu quả phân hủy cao parathion (sau thời gian 90 phút phản ứng, pH 7,5, nồng độ sau quá trình cân bằng hấp phụ là 1,5 ppm, hàm lượng chất xúc tác 0,05 g/L cho hiệu suất phân hủy 77,32%). Đối với fenitrothion sau thời gian 90 phút phản ứng, pH 7,0, nồng độ sau cân bằng hấp phụ 1,4 ppm, hàm lượng chất xúc tác 0,05 g/L cho hiệu suất phân hủy 88,6%). Sau thời gian phản ứng 180 phút đối với parathion và 120 phút đối với fenitrothion, không phát hiện các chất hữu cơ có trong mẫu. Một số sản phẩm trung gian và con đường phân hủy các chất này cũng được đề xuất. Khả năng tái sử dụng của vật liệu nano oxit hỗn hợp của Fe2O3 –Mn2O3 trên chất mang rGO cũng được nghiên cứu sau 4 lần sử dụng hiệu suất phân hủy giảm không đáng kể (chỉ giảm 3,5% đối với parathion và 1,8% đối với fenitrothion.